Giới khoa học kinh ngạc khi phát hiện giun khổng lồ dưới đại dương

Sự kiện: Bí ẩn khoa học
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Đây là loài giun được xem là lớn nhất thế giới từng được phát hiện cho đến nay với những đặc điểm kỳ lạ.

Các nhà khoa học trên tàu nghiên cứu Falkor thuộc Viện Đại dương Schmidt (Mỹ) đã có những phát hiện đáng kinh ngạc trong chuyến thám hiểm thu thập mẫu vật tại Rặng san hô Đông Thái Bình Dương. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra những con giun ống khổng lồ (tên khoa học Riftia pachyptila) sinh sống trong một môi trường khắc nghiệt do hoạt động núi lửa.

Giun ống Riftia được phát hiện ở dưới đại dương.

Giun ống Riftia được phát hiện ở dưới đại dương.

Nhờ vào tàu lặn điều khiển từ xa Subastian, các nhà khoa học đã khám phá độ sâu 2.500 mét và tìm thấy những con giun này trong các khoang tự nhiên nằm sâu 10 cm dưới lớp vỏ đại dương. Những sinh vật này có thể đạt kích thước lên đến 3 mét và có một hệ tiêu hóa đặc biệt, được thay thế bằng một cơ quan gọi là trophosome. Sự thích nghi này cho phép chúng chứa hàng tỷ vi khuẩn cộng sinh, nguồn dinh dưỡng duy nhất của chúng.

Trong các khoang này, nơi nhiệt độ lên tới 25°C, vi khuẩn thực hiện quá trình tổng hợp hóa học, sử dụng hydro sunfua từ chất lỏng thủy nhiệt để tạo ra các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự sống của giun. Mối quan hệ cộng sinh này cho phép Riftia tồn tại mà không cần ánh sáng mặt trời hay quang hợp.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các cộng đồng giun này là một phần của mạng lưới sinh thái phức tạp, kết nối ba tầng: đại dương mở, đáy biển và lớp đất dưới đại dương. Ấu trùng của giun được vận chuyển bởi các dòng thủy nhiệt, dần dần xâm chiếm các môi trường sống dưới lòng đất, tạo ra một “lớp sinh khối” phong phú.

Đây được xem là giun lớn nhất trên thế giới được phát hiện cho đến nay.

Đây được xem là giun lớn nhất trên thế giới được phát hiện cho đến nay.

Mặc dù lớp này đã được biết đến nhưng sự phức tạp của các hệ sinh thái bên trong vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ cho thấy khả năng tồn tại của hàng ngàn loài chưa được phát hiện.

Tuy nhiên, những khám phá này đang đối mặt với một mối đe dọa lớn từ các dự án khai thác nước sâu. Các hoạt động công nghiệp nhằm khai thác khoáng sản quý giá từ đáy biển có nguy cơ gây gián đoạn nghiêm trọng hoặc thậm chí phá hủy hệ sinh thái này. Việc nạo vét, xả trầm tích và ô nhiễm tiếng ồn có thể gây ra hậu quả thảm khốc cho môi trường. Do đó, việc bảo vệ hệ sinh thái này là vô cùng cấp thiết, tránh để nó phải chịu chung số phận như Rạn san hô Great Barrier.

Lớp băng vĩnh cửu ở Siberia tiếp tục mang đến những bí ẩn mới cho các nhà khoa học khám phá, đặc biệt là khi băng tan ngày càng nhiều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kiến Tường ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN