Giới khoa học đã tạo ra da điện tử biết cảm giác đau rát, mát hay nóng
Một phát minh mới về da điện tử có khả năng bắt chước các cảm giác chạm của da thật.
Theo BGR, các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu Bao Research Group tại Đại học Stanford (Mỹ) đã tạo ra một loại da điện tử mới có thể bắt chước các cảm giác đụng chạm của da thật.
Được gọi là “e-skin”, nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Science, mang đến cho công chúng cái nhìn đầu tiên về một loại da điện tử vừa có độ mềm mại và co giãn, bên cạnh đó còn có thể tạo ra các xung thần kinh tương tự như cách da của chúng ta giao tiếp trực tiếp với não.
Trước đây, đã từng có nhiều nghiên cứu nhằm tạo ra da điện tử, nhưng các thí nghiệm trước đây thường sử dụng các thiết bị điện tử có độ cứng nhất định dùng để chuyển đổi cảm giác chạm và các tín hiệu giống như dây thần kinh. Tuy nhiên giờ đây, những nhà nghiên cứu của Bao Research Group không chỉ thành công trong việc chuyển đổi các giác quan để cảm nhận lực hoặc nhiệt độ thành tín hiệu điện, mà họ còn làm được điều đó với một vật liệu rất mỏng, co giãn được, có thể áp dụng ở hầu hết mọi nơi.
Nghiên cứu này đã đạt được thành công vô cùng to lớn, Zhenan Bao, một tác giả quan trọng của nghiên cứu, cho biết phần khó nhất trong nghiên cứu không phải là những cơ chế để bắt chước các khả năng cảm giác khi da được chạm vào, mà là việc kết hợp tất cả các thành phần đó lại với nhau mà không sử dụng gì ngoài các vật liệu giống như da người mới là điều khiến nhóm nghiên cứu đau đầu.
“Phần lớn thách thức đó bắt nguồn từ việc cải tiến các vật liệu điện tử giống da người để chúng có thể được tích hợp vào các mạch có độ phức tạp đủ để tạo ra các chuỗi xung giống như dây thần kinh và điện áp hoạt động đủ thấp để sử dụng an toàn trên cơ thể con người”, Weichen Wang, tác giả đầu tiên của bài báo nói về da điện tử.
“e-skin” dựa vào các lớp công nghệ giống như một mạch điện mềm mô phỏng các thụ thể cảm giác được tìm thấy trên da người. Mạch điện chỉ cần điện áp 5V để có thể hoạt động. Các nhà nghiên cứu nói rằng loại da điện tử này sẽ rất quan trọng để tạo ra các chi giả hiện đại không chỉ giúp khôi phục các chức năng vận động mà còn giúp cung cấp phản hồi cảm giác.
Mạch điện mềm có khả năng mô phỏng các thụ thể cảm giác được tìm thấy trên da người.
Nghiên cứu mới này khác xa so với công nghệ găng tay cảm ứng của Facebook trước đây, thứ cho phép người dùng trải nghiệm cảm giác trong thực tế ảo. Hy vọng rằng nghiên cứu và sự phát triển của khoa học trong tương lai sẽ mang lại tính khả dụng rộng rãi của công nghệ này cho những ai cần nó.
Tinh tinh có cách giao tiếp và ngôn ngữ riêng của chúng, và các nhà khoa học đang cố gắng hiểu được những điều này.
Nguồn: [Link nguồn]