Giải pháp nào cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang “đổ bộ”?
Bên cạnh nhiều giải pháp lý tưởng để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì vẫn còn đó nhiều thách thức.
Trong khi “cuộc cách mạng” công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ tại các nước phát triển, thì ở Việt Nam dường như nó chỉ đang được nhắc tới dưới dạng khái niệm. Tại nhiều hội thảo, khái niệm về cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như tầm ảnh hưởng của cuộc các mạng này đã được đề cập liên tục, chủ yếu bàn về những thách thức, cơ hội và giải pháp cho các doanh nghiệp thời đại mới.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với số hóa.
Khi thế giới thực được số hóa...
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 được dự đoán sẽ chuyển hóa toàn bộ thế giới thực sang thế giới số. Qua đó, nó sẽ góp phần thay đổi toàn diện cuộc sống của con người ở tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế - văn hóa - xã hội cho tới quốc phòng an ninh. Đó cũng là một trong những nhân tố lớn thúc đẩy sự hình thành các đô thị thông minh trong tương lai, cụ thể tại Việt Nam, TP.HCM là một trong những thành phố tiên phong trong việc đó.
Không chỉ tại Việt Nam, các giải pháp công nghệ phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0 đang nở rộ trên toàn thế giới.
Hiện, UBND TP.HCM đã nhận được nhiều hiến kế xây dựng thành phố thông minh đến từ nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, như FPT, Samsung,... Trong đó, giải pháp trí thông minh nhân tạo cho hệ thống camera của FPT từng nhận được nhiều đánh giá tích cực. Giải pháp tích hợp này giúp hệ thống camera trên toàn thành phố trở nên thông minh hơn để tự động nhận dạng, phát hiện sự kiện, hành vi một cách chính xác... nhằm đáp ứng các nhu cầu về kiểm soát an ninh và phân tích dữ liệu.
Đặc biệt, ứng dụng cảnh báo tội phạm mà FPT đang nghiên cứu cũng khá tiềm năng, thậm chí có thể giúp TP.HCM trở nên thông minh hơn nhiều thành phố lớn khác trên thế giới khi mà nó có thể truy xuất thông tin tội phạm, nhận diện và tự động cảnh báo ở khu vực đối tượng đang xuất hiện. Bên cạnh đó, công ty này cũng đã trình bày trước UBND TP.HCM về các giải pháp bệnh viện thông minh, ứng dụng phân tích mật độ người dân theo khu vực theo thời gian thực,…
Nhà máy sản xuất cũng phải thông minh
Bên trên chỉ là số ít giải pháp trong rất nhiều giải pháp đang được nhắc tới để “hô biến” TP.HCM trở thành thành phố thông minh. Đón “cơn sóng” cách mạng công nghiệp 4.0 này có rất nhiều điều phải làm, không chỉ phục vụ hệ thống quản lý nhà nước và người dân, mà các công nghệ ấy còn phải được áp dụng sâu vào sản xuất kinh doanh và các dịch vụ thương mại. Trong lĩnh vực này, Trung tâm Trải nghiệm Giải pháp Doanh nghiệp lớn nhất của Samsung ở Đông Nam Á là bước đi đầu tiên của hãng trong việc hỗ trợ TP.HCM nói riêng và các thành phố khác ở khu vực nói chung xây dựng thành phố thông minh.
Samsung tiên phong trong việc đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp trước cách mạng công nghiệp 4.0.
Được biết, trung tâm này của hãng công nghệ Hàn Quốc được đặt tại khu công nghệ cao (Q.9, TP.HCM), mang đến các giải pháp công nghệ hỗ trợ việc xây dựng hệ sinh thái thông minh, nhằm kết nối các ngành công nghiệp, thành phố và công dân mật thiết với nhau. Nó tạo nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong việc xây dựng thành phố thông minh với các toà nhà thông minh, nhà máy thông minh, hệ thống giao thông công cộng thông minh,...
Đặc biệt, Trung tâm Trải nghiệm Giải pháp Doanh nghiệp của Samsung còn bao gồm giải pháp quản lý hệ thống vận hành thông minh tại các nhà ga hoặc trạm trung chuyển vận tải, giải pháp quản lý kho hàng và tài chính thông minh. Samsung khẳng định giải pháp của họ có tính bảo mật cao, toàn diện với công nghệ ảo hóa máy tính tiên tiến.
Nguy cơ bị phá hoại bởi tội phạm mạng
Công nghệ giúp cuộc sống tốt hơn nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Mặc dù đứng trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với rất nhiều cơ hội, nhưng cuộc cách mạng này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Mới đây, công ty bảo mật Fortinet từng cảnh báo trong năm 2018, bọn tội phạm mạng sẽ đẩy mạnh việc tấn công phá hoại các thành phố thông minh nếu các thiết bị đầu cuối và giải pháp bảo mật không đủ tính thông minh để chống chọi với các thế lực ngầm trên internet.
Cụ thể, theo Fortinet, gần đây, các nhà cung cấp hạ tầng trọng yếu đang đứng đầu danh sách nguy hiểm trước các mối đe dọa của tội phạm mạng. "Những tổ chức này quản lý các mạng lưới giá trị cao, bảo vệ các dịch vụ và thông tin quan trọng; thế nhưng hầu hết hạ tầng trọng yếu và công nghệ vận hành của họ đều có khả năng bảo vệ kém do được thiết kế để hoạt động cô lập ngay từ đầu", Fortinet nhận định.
Với tầm quan trọng của những mạng lưới như vậy, hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu chúng bị xâm nhập hay ngừng hoạt động, chẳng hạn hệ thống thủy điện, nhà máy nhiệt hạnh,... Do đó, Fortinet cảnh báo, an ninh mạng cần bắt kịp với tốc độ của công nghệ số bằng cách tự động hóa phản hồi và áp dụng trí thông minh cũng như khả năng tự học hỏi, để các mạng lưới có thể tự đưa ra quyết định một cách hiệu quả.
Nếu không kiểm soát tốt các hệ thống trí thông minh nhân tạo (AI), loài người sẽ phải đối diện với thế chiến thứ...