Giải mã bí ẩn giúp loài người cũng có thể ngủ đông
Một nghiên cứu mới đây mang lại những tiến bộ đáng kể để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của chế độ ngủ đông.
Một trong những cách mà các loài động vật như gấu đối phó với tình trạng thiếu thức ăn, đặc biệt trong mùa đông, là thông qua hiện tượng ngủ đông. Hành động này giúp chúng bảo toàn năng lượng bằng cách làm chậm nhịp tim và hạ nhiệt độ cơ thể xuống mức thấp tới 50C. Để có thể sống sót trong trạng thái ngủ đông, máu của động vật cần phải tiếp tục lưu thông một cách hiệu quả nhằm cung cấp oxy cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều vấn đề khác của cơ chế này vẫn là một dấu hỏi.
Nhiều loài động vật có khả năng ngủ đông.
Giờ đây, theo nội dung nghiên cứu được công bố trên tạp chí PNAS của Viện hàn lâm khoa học Mỹ, các nhà khoa học cho biết đã phát hiện ra nhiều thông tin mới về cách các tế bào máu thay đổi để cho phép quá trình ngủ đông diễn ra hiệu quả mà vẫn duy trì lưu thông máu.
Nghiên cứu này dựa trên các thí nghiệm kiểm tra tế bào hồng cầu của con người và tế bào hồng cầu từ hai loài dơi: dơi ăn quả Ai Cập (không có khả năng ngủ đông) và dơi noctule (nổi tiếng với khả năng này). Các nhà nghiên cứu đã quyết định kiểm tra sự thay đổi của tế bào hồng cầu khi nhiệt độ máu giảm nhằm tìm hiểu xem liệu tế bào hồng cầu của con người có thể hỗ trợ cho việc ngủ đông hay không.
Nghiên cứu mới giúp khả năng này cũng đến với loài người.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng khi làm mát tế bào hồng cầu của dơi và con người, các tế bào này trở nên kém đàn hồi và nhớt hơn khi nhiệt độ giảm từ 370C xuống 230C. Nhưng khi nhiệt độ tiếp tục giảm xuống 100C, tế bào hồng cầu của dơi vẫn có khả năng biến đổi, trong khi tế bào hồng cầu của con người thì không.
Phát hiện cũng cho thấy, mặc dù dơi ăn quả Ai Cập không ngủ đông nhưng tế bào hồng cầu của chúng có khả năng thích nghi với nhiệt độ thấp, điều này cho phép máu tiếp tục hoạt động để duy trì sự sống. Các nhà khoa học hy vọng có thể phát triển thuốc hoặc hỗn hợp thuốc giúp tế bào máu của con người cũng có thể thích nghi tương tự, điều này mở ra khả năng ngủ đông cho con người.
Nghiên cứu sẽ mở ra rất nhiều lợi ích cho cuộc sống.
Nghiên cứu này sẽ rất hữu ích trong các trường hợp cần cấy ghép nội tạng lớn, phẫu thuật não hoặc các thủ thuật phẫu thuật phức tạp khác, giúp kéo dài thời gian làm mát tế bào máu và cho phép bệnh nhân ngủ đông cho đến khi có phương pháp điều trị.
Bên cạnh đó, chế độ ngủ đông của con người còn có thể mang lại nhiều lợi ích khác, đặc biệt trong các chuyến du hành không gian dài. Với thời gian di chuyển ít nhất 6 tháng để đến sao Hỏa, việc phát triển một hệ thống ngủ đông có thể giúp con người vượt qua những khoảng cách lớn trong không gian một cách an toàn và hiệu quả.
Các nhà khoa học đã tìm ra một "công tắc não bộ" mang triển vọng giúp các nhà du hành vũ trụ tương lai có thể vượt qua ranh giới của hệ Mặt Trời, đi...
Nguồn: [Link nguồn]