Giả mạo TikTok, Amazon lừa đảo "việc làm tại nhà lương tới 1 triệu đồng/ngày"

Các lời mời gọi với mức lương được đề bạt cao lên đến cả triệu đồng/ngày.

Theo thông tin từ Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT/CC, thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT), thời gian qua, VNCERT/CC đã  tiếp nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn, cuộc gọi rác giả mạo công ty TikTok nhắn tin tuyển nhân viên nhằm mục đích lừa đảo, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656).

Không chỉ giả danh TikTok, theo quan sát của phóng viên, các tin nhắn dạng này còn giả danh Amazon (một "gã khổng lồ" công nghệ của Mỹ), hay các sàn thương mại điện tử nổi tiếng tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki,,...

Tin nhắn lừa đảo giả danh Amazon.

Tin nhắn lừa đảo giả danh Amazon.

Chẳng hạn, người dùng di động có thể nhận được nhiều tin nhắn giả danh TikTok với nội dung như sau: “Cty TikTok tuyển nhân viên làm tại nhà!. Mỗi ngày kiếm ít nhất 800 k. Người mới sẽ có nhân viên hướng dẫn công việc. Chỉ cần có thời gian rảnh là đều có thể làm việc. Xin add số zalo liên hệ: xxxxxxxxxx”.

Hay đối tượng giả mạo Amazon sẽ nhắn tin như sau: "Amazon hợp tác với cty DSC cần tuyển nhân viên làm việc tại nhà!!! Số lượng có hạn . Công việc: Xử lý đơn hàng trên nền tảng ứng dụng . Yêu cầu độ tuổi : 24 ~ 60 tuổi . Thu nhập 300k - 1000k . Nhận tiền trong ngày . để được tư vấn thêm Liên hệ zalo: zalo.me/xxxxxxxxxxx zalo: xxxxxxxxxxx".

Có thể thấy, nội dung các tin nhắn đa phần đều giống nhau. Các lời mời gọi với mức lương được đề bạt cao lên đến cả triệu đồng/ngày.

“Với những ai vốn đề cao cảnh giác thì tin nhắn này chỉ khiến họ cảm thấy phiền phức. Tuy nhiên, đối với những người dễ tin, những dòng tin nhắn spam này lại khiến họ dễ “đâm đầu” vào đường dây đa cấp với quy mô lớn. Với lời hứa hẹn công việc đơn giản, làm tại nhà, lương cao, không ít người đã bị vướng vào những công việc đa cấp này”, đại diện VNCERT/CC nhận định.

Phương thức lừa đảo bằng tin nhắn giả mạo các cơ quan, tổ chức không phải là hình thức mới song vẫn dụ được nhiều người dùng mất cảnh giác, khiến họ bị lộ mật khẩu tài khoản ngân hàng, mất tiền.

Trước tình đó, VNCERT/CC khuyến nghị, khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, người dân hãy phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 hoặc qua website https://chongthurac.vn/ để Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý.

Hành trình đưa kẻ lập trạm BTS giả, gửi mỗi ngày 60.000 tin nhắn lừa đảo ra ánh sáng

Vụ án truy bắt đối tượng Chen Jiong (người Trung Quốc) phát tán 60.000 tin nhắn lừa đảo/ngày là hành trình vô cùng gian nan của trinh sát chống tin tặc, để đưa kẻ vi phạm pháp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN