Gen Z mua hàng online: Cứ 10 người thì 7 người thích nhắn tin hơn lời nói

Sự kiện: Công nghệ

Gen Z có những khác biệt so với các thế hệ tiền nhiệm trong việc mua sắm trực tuyến.

Theo một báo cáo được Infobip dẫn lại, 14 triệu dân số thuộc Gen Z (hay còn gọi là thế hệ Z) tại Việt Nam đang và sẽ trở thành nhóm khách hàng chính của các thương hiệu trong những năm gần đây. Họ là những người sinh năm 1997 - 2012 với nhu cầu và thói quen mua sắm mới, không giống với các thế hệ trước. Để tiếp cận và giữ chân Gen Z, các doanh nghiệp cần thấu hiểu và phát triển chiến lược giao tiếp phù hợp.

Gen Z có những khác biệt so với các thế hệ tiền nhiệm trong việc mua sắm trực tuyến. (Ảnh minh họa)

Gen Z có những khác biệt so với các thế hệ tiền nhiệm trong việc mua sắm trực tuyến. (Ảnh minh họa)

"Là thế hệ của thời đại Internet, Gen Z sở hữu bản sắc mua hàng rất đặc biệt. Một đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở người dùng Gen Z tại Việt Nam, đó là việc sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok,... để tham khảo sản phẩm và mua hàng qua tin nhắn. Bên cạnh đó, sự thuận tiện và nhanh chóng là hai yếu tố quan trọng nhất trong quyết định mua hàng của nhóm khách hàng này. Các dịch vụ mới giúp quá trình mua sắm nhanh chóng hơn như chatbot cũng được Gen Z ủng hộ và sử dụng thường xuyên", Infobip đánh giá.

Ngoài ra, theo Báo cáo về Chỉ số Xu hướng Tiêu dùng do Marigold phát hành năm 2023, 74% người dùng Gen Z mong muốn trên các kênh giao tiếp, khách hàng có thể được tư vấn 1 - 1 và hoàn toàn riêng tư. Điều này đặc biệt phù hợp với những người ngại giao tiếp trực tiếp và hướng đến xu hướng chung của giới trẻ, khi một nghiên cứu chỉ ra 7 trong 10 người thuộc Gen Z thích nhắn tin hơn là giao tiếp trực tiếp qua lời nói.

Nếu đã từng tìm hiểu về thương mại hội thoại, dễ thấy tất cả những đặc điểm mua hàng kể trên đều là tính năng của các nền tảng xu hướng hiện nay. Thương mại hội thoại (conversational commerce) là các cuộc trò chuyện với khách hàng có sự tham gia của trí tuệ nhân tạo (AI) như chatbot, nhằm thực hiện giao dịch mua sắm thông qua tin nhắn. Ngày nay, thương mại hội thoại càng được phổ biến hơn trên thị trường bán lẻ và thương mại điện tử, vì các thương hiệu có thể đem đến trải nghiệm mua sắm liền mạch và thống nhất với nhiều tính năng.

Còn theo báo cáo “Cách mạng hóa trải nghiệm khách hàng thông qua sức mạnh đối thoại thương mại” do IDC thực hiện, thông qua quá trình giao tiếp liên tục và liền mạch của thương mại hội thoại, 50% người mua hàng Việt Nam trở thành khách quen mua hàng qua tin nhắn của thương hiệu. Hơn thế nữa, 95% trong số họ quyết định mua nhiều hơn hay giữ vững lượng mua sắm trên nền tảng này.

Do đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể bắt đầu tham gia vào thương mại hội thoại bằng việc tìm kiếm một đối tác phù hợp và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nếu tìm được một người đồng hành phù hợp, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí trên hành trình xây dựng chiến lược khách hàng Gen Z của mình.

Infobip là một đại diện nổi bật trong lĩnh vực dữ liệu đám mây toàn cầu, là một lựa chọn tham khảo khi họ có thể hỗ trợ doanh nghiệp thông qua cẩm nang chi tiết. Để áp dụng cẩm nang, Infobip sẽ tư vấn và đưa ra các bước cụ thể để doanh nghiệp tiếp cận với nền tảng này, cũng như phát triển hơn về cách thức giao tiếp với khách hàng.

Ứng dụng hẹn hò ”hot” nhất của GenZ vừa có tính năng mới

Tính năng này hỗ trợ các thành viên tương hợp đúng ý và rút ngắn khoảng thời gian chuyện trò xã giao trước thềm năm mới 2023.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An An ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN