Edward Snowden cảnh báo hậu quả của việc loại bỏ mã hóa tin nhắn

Edward Snowden đã cảnh báo rằng việc cho phép các chính phủ làm suy yếu hệ thống mã hóa tin nhắn cá nhân sẽ là “sai lầm khủng khiếp” với hậu quả chết người.

Trong một buổi họp báo trực tuyến ngày 21/10, Edward Snowden đã cảnh báo rằng việc làm suy yếu hay loại bỏ hệ thống mã hóa nhằm cho phép một số chính phủ truy cập tin nhắn cá nhân của người dân sẽ là một “sai lầm khủng khiếp” với hậu quả chết người, kèm theo lời nhắn nhủ: “Quyền riêng tư là quyền lực”. 

Lời cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh chính phủ nhiều nước đang gây áp lực lên các tập đoàn công nghệ như Facebook và Apple và yêu cầu các tập đoàn này cho phép nhà chức trách truy cập tin nhắn được mã hóa. Một số quốc gia đã yêu cầu cài đặt “cửa sau” nhằm vượt qua hệ thống mã hóa thường dùng cho tin nhắn và email. Theo Snowden, Mỹ, EU, Australia, Nga và Trung Quốc đều năm trong danh sách các quốc gia và liên minh muốn làm suy yếu hệ thống mã hóa này.

Các công ty công nghệ cho rằng mã hóa đầu cuối - công nghệ mã hóa chỉ cho phép người gửi và nhận tin nhắn đọc được nội dung - đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Tuy nhiên, một số chính phủ cho rằng công nghệ này có thể làm khó lực lượng thực thi pháp luật trong điều tra tội phạm nghiêm trọng, ví dụ như khủng bố hay lạm dụng tình dục trẻ em. 

Việc sử dụng mã hóa đầu cuối từ lâu đã là tâm điểm tranh cãi giữa nhiều quốc gia và các tập đoàn công nghệ. Chẳng hạn, Apple đã liên tục đối đầu với giới chức Mỹ về vấn đề mã hóa và quyền riêng tư về dữ liệu. 

Edward Snowden cho biết thêm: “(Quyền riêng tư) lẽ ra phải là quyền lực riêng của mỗi cá nhân, đóng vai trò bảo vệ và che chở chúng ta khỏi những thiết chế đứng trên chúng ta, dù ở thời hiện đại hay trong quá khứ. Nó là lớp cách biệt giúp những người có quyền lực ít ỏi trong xã hội được tự do suy nghĩ và tụ họp”. 

Vào năm 2013, Snowden đã rò rỉ nhiều tài liệu mô ta các chương trình theo dõi hàng loạt của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cho báo chí. Một số người cho rằng Snowden là một người hùng, trong khi có người lại cho rằng anh là kẻ phản bội đất nước. 

Edward Snowden là người đã tiết lộ sự tồn tại của chương trình theo dõi hàng loạt PRISM vào năm 2013. Ảnh: Wikipedia

Edward Snowden là người đã tiết lộ sự tồn tại của chương trình theo dõi hàng loạt PRISM vào năm 2013. Ảnh: Wikipedia

Facebook “không quan tâm”

Edward Snowden cũng đồng thời chỉ trích Facebook và các tập đoàn công nghệ lớn khác: “Những công ty đã nỗ lực mở rộng hệ thống mã hóa trước đây giờ lại đang bắt đầu sợ bước đi tiếp theo. Facebook cùng nhiều công ty khác muốn càng nhiều thông tin càng tốt, và vì vậy họ đang giới hạn mức độ sử dụng mã hóa đầu cuối. Họ sẽ nói rằng chúng tôi sẽ sử dụng mã hóa đầu cuối cho những thứ chúng tôi không muốn nhận trách nhiệm. Họ không nghĩ đến xã hội và cũng không quan tâm, mà chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình”.

Thông điệp của Snowden dường như đi ngược với thông điệp ủng hộ mã hóa của Facebook. Tập đoàn này đã phải hứng chịu chỉ trích từ phía giới chức Mỹ và Anh do dự định sử dụng mã hóa đầu cuối trên tất cả các ứng dụng nhắn tin của mình.

Vào năm ngoái, liên minh tình báo “Five Eyes” - bao gồm Mỹ, Vương quốc Anh, Canada, Australia và New Zealand - đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi các công ty công nghệ phát triển giải pháp giúp lực lượng thực thi pháp luật truy cập tin nhắn được mã hóa. 

Trong khi đó, EU lại đang thúc ép các giới công nghệ tìm cách cho phép lực lượng thực thi pháp luật truy cập chứng cứ điện tử “mà không cấm hẳn hoặc làm suy yếu hệ thống mã hóa”.

Nguồn: [Link nguồn]

Instagram có một “phòng chứa bí mật”, chớ nên bấm vào nếu bạn thuộc tuýp dễ bị tổn thương

Có thể bạn chưa biết điều này: Ứng dụng Instagram có một “thư mục từ chối”, mà trong đó là tài khoản của những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN