Dùng laser phát hiện thành phố ngàn năm tuổi “mất tích” ở Mexico
Các chuyên gia đã sử dụng tia laser chiếu từ máy bay xuống mặt đất và phát hiện ra một thành phố kim tự tháp ngàn năm tuổi đã “mất tích” nằm ngay trung tâm Mexico. Thành phố có tên gọi Angamuco, do người Purepecha xây dựng từ ngàn năm trước.
Theo Daily Mail, những tàn tích của “thành phố kim tự tháp cổ” được xây dựng dày đặc như Manhattan đã được khám phá ở trung tâm Mexico nhờ những kỹ thuật hình ảnh tiên phong. Các chuyên gia đã sử dụng tia lazer để gửi các chùm ánh sáng từ máy bay xuống mặt đất để đo xung phản xạ và xây dựng lên một bản đồ khu vực. Họ phát hiện ra một thành phố kim tự tháp bị mất tích được gọi là Angamuco do người Purépecha xây dựng. Họ là những đối thủ lớn nhất của người Aztec khoảng 1000 năm trước.
Chú thích ảnh
Khám phá này được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu, bao gồm Đại học Bang Colorado (CSU), cách Morelia một quãng đường ngắn chỉ nửa giờ đồng hồ xe chạy, thuộc bang Michoacan, miền trung Mexico.
Chris Fisher, giáo sư nhân học học của CSU cho biết, thành phố này đã tồn tại ở miền trung của Mexico trong suốt thời gian này và không ai biết. Đó thực sự là một điều đáng kinh ngạc.
Theo các chuyên gia, lượng dữ liệu khi áp dụng phương pháp kỹ thuật laser (được gọi là kỹ thuật Lidar) trong vòng 2 ngày có thể tương đương với 20 năm sử dụng các phương pháp thu thập truyền thống. Một lợi ích đặc biệt của công nghệ này là khả năng thâm nhập qua những lớp thảm thực vật dày đặc ở nhiều khu rừng được khảo sát.
Khi nhìn vào kết quả sử dụng kỹ thuật Lidar, một trong số các thành viên của đội nghiên cứu nhận ra mình đã đi bộ vào phạm vi 10 mét của một trong những kim tự tháp lớn nhất trên Angamuco mà không hề biết bởi có quá nhiều cây dày và bụi.
Nghiên cứu cũng cho thấy, thành phố này có tới 40.000 công trình xây dựng, tương đương số công trình hiện có trên đảo Manhttan.
Tuy nhiên, thành phố này dường như được xây dựng trên một dòng dung nham cổ đại, có vẻ không đông dân cư, với khoảng 100.000 người.
Angamuco có tới 8 khu vực tập trung các công trình xây dựng có hình dạng kim tự tháp và quảng trường.
Tám khu vực của Angamuco bám rải rác theo các cạnh của thành phố.
Hình ảnh cũng tiết lộ Angamuco có kiến trúc khá bất thường với các đài kỷ niệm giống kim tự tháp và quảng trường nằm rải rác quanh tám khu lớn. Các khu này lại bám theo các cạnh của thành phố chứ không tập trung như một điểm nhấn ở trung tâm.
Các phát hiện vừa được công bố trong cuộc họp thường niên AAS năm 2018 tại Austin, Texas có ý nghĩa giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về lịch sử di cư, sử dụng đất đai, những thay đổi lớn của khí hậu…
Cách đó không lâu, các nhà khoa học thuộc đại học Brown cũng đã sử dụng kỹ thuật Lidar và tìm thấy một đô thị cổ ở Mayan bị chìm khuất giữa các tán cây rừng. Đô thị này có tới 60.000 cấu trúc chưa biết trước bao gồm các cung điện, các đống đổ nát đã từng tạo nên một nền văn minh trước Columbian.
Công nghệ Lidar là gì? Lidar là công nghệ cảm biến từ xa đo khoảng cách bằng cách bắn một tia laser vào một mục tiêu và phân tích ánh sáng phản xạ lại. Công nghệ này được phát triển vào đầu những năm 1960 và sử dụng công nghệ hình ảnh laser, công nghệ radar để tính toán khoảng cách. Nó được sử dụng lần đầu tiên trong khí tượng học để đo các đám mây ở trung tâm quốc gia nghiên cứu khí quyển. Thuật ngữ Lidar là viết tắt của "light" (ánh sáng) và radar. Lidar sử dụng ánh sáng hồng ngoại cực tím, có thể nhìn thấy hoặc cận gần với các vật thể và hình ảnh. Nó có thể được sử dụng với nhiều mục tiêu bao gồm các phi kim, đá, mưa, các hợp chất hóa học, mây và thậm chí là cả các phân tử đơn lẻ. Máy bay với một máy quét Lidar có thể tạo ra các bản đồ ba chiều của một bề mặt bằng cách sử dụng ánh sáng dưới dạng laser lõm kết nối với một hệ thống GPS. Công nghệ này giúp các nhà nghiên cứu phát hiện ra các địa điểm nhanh hơn so với sử dụng các phương pháp khảo cổ học. |
Google vừa lặng lẽ chạy thử nghiệm một công nghệ mới có thể giúp các nhà quản lý xác định vị trí người gọi di động...