Dùng Google API phân tích 14 tuyến đường nguy hiểm nhất TP.HCM

Sự kiện: Google

Đây là nghiên cứu của trường ĐH GTVT tại TP.HCM phối hợp với Viện Tài nguyên Thế giới phân tích tốc độ của 14 tuyến đường nguy hiểm nhất TP.HCM.

Dùng Google API phân tích 14 tuyến đường nguy hiểm nhất TP.HCM - 1

Tốc độ xe nhanh nhất thường xảy ra từ 3h sáng đến 4h sáng và tốc độ thấp nhất thường xảy ra vào lúc 7h sáng và 5h chiều

Bộ môn xây dựng Công trình Đô thị thuộc Phân hiệu trường ĐH GTVT tại TP.HCM vừa phối hợp với Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) tổ chức chuyên đề “Ứng dụng dữ liệu OpenStreetMap và Google API để phân tích tốc độ phương tiện, áp dụng cho 14 tuyến đường ở TP.HCM”.

Theo đó, việc phân tích tốc độ 14 tuyến đường nhắm mục tiêu tốc độ dòng tự do, các hành lang có tốc độ cao và tập trung nhiều người chết. Qua đó có thể sử dụng 3 phương pháp như điều chỉnh tốc độ giới hạn, tăng cường quản lý tốc độ (cả cưỡng chế và kỹ thuật), cải tiến thiết kế đường.

Sau khi có kết quả về phân tích tốc độ, từ đó, nhóm nghiên cứu đề nghị TP.HCM thực hiện cách tiếp cận hệ thống và xem xét kế hoạch an toàn đường bộ, kế hoạch quản lý tốc độ.

14 hành lang nguy hiểm nhất ở TP.HCM có số người tử vong do giao thông năm 2020 bao gồm: đường Rừng Sác, QL1, QL50, Võ Văn Kiệt, Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh…

Phân tích dữ liệu qua Google API cho thấy, đường cong biến thiên của tốc độ ban ngày đối với hầu hết các hành lang với hai điểm thấp vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều.

Tốc độ xe nhanh nhất thường xảy ra từ 3h sáng đến 4h sáng và tốc độ thấp nhất thường xảy ra vào lúc 7h sáng và 5h chiều, tùy thuộc vào hướng lưu thông và vị trí của đường.

Từ năm 2020, TP.HCM được chọn là một trong những thành phố trên thế giới tham gia giai đoạn mới của Sáng kiến Bloomberg về An toàn Đường bộ Toàn cầu (BIGRS) (2020- 2025). Theo sáng kiến này, Quỹ Bloomberg sẽ hỗ trợ TP.HCM thực hiện các sáng kiến an toàn đường bộ quan trọng, mở rộng kỹ thuật đường bộ, thi hành luật giao thông, quản lý dữ liệu các vụ va chạm, truyền thông an toàn đường bộ, v.v.

Kể từ năm 2017, TP.HCM đã cải thiện đường bộ với các biện pháp an toàn đường bộ, một số biện pháp được thiết kế để giảm tốc độ của các phương tiện. Quản lý tốc độ rất quan trọng đối với an toàn đường bộ trong khu vực đô thị.

Để hiểu được tình hình chạy quá tốc độ ở các con đường trong thành phố và mối tương quan của nó với số vụ tử vong do tai nạn giao thông, nhóm WRI và Sở GTVT TP.HCM đã thống nhất phân tích tốc độ các hành lang nguy hiểm nhất trong thành phố. Nhóm WRI đã nhận được dữ liệu thống kê liên quan từ Sở GTVT vào tháng 11/2020.

Trước đó, Ban ATGT TP.HCM cũng đã phát động chiến dịch tuyên truyền về những vấn đề cần biết liên quan tốc độ đối với người lái xe khi tham gia giao thông. Chiến dịch trên còn kết hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định tốc độ đối với người điều khiển phương tiện.

Người dùng Android và iOS cần thay đổi mật khẩu cho ứng dụng này ngay lập tức!

Một ứng dụng với 21 triệu người dùng trên cả nền tảng AndroidiOS có nguy cơ làm rò rỉ dữ liệu cá nhân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Google Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN