Đức thông qua luật gây tranh cãi phạt Facebook vì bài đăng không phù hợp

Các công ty mạng xã hội có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt 50 triệu Euro vì không kịp thời gỡ bỏ các bài đăng không phù hợp trong vòng 24 giờ.

Các nhà lập pháp nước Đức đã thông qua một điều luật gây tranh cãi mà theo đó, Facebook, Twitter cũng như các công ty mạng xã hội khác có thể phải đối mặt với các khoản tiền phạt lên đến 50 triệu Euro do không kịp thời gỡ bỏ những bài đăng không phù hợp. 

Đạo luật Thi hành Mạng ( tên gốc: The Network Enforcement Act), thường được gọi với cái tên khác là “luật Facebook”, vừa được Bundestag, cơ quan nghị viện Đức, thông qua vào thứ Sáu vừa rồi và sẽ chính thức có hiệu lực vào tháng Mười.

Đức thông qua luật gây tranh cãi phạt Facebook vì bài đăng không phù hợp - 1

Tòa nhà Reichstag, nơi Quốc hội Liên bang Bundestag đã thông qua đạo luật mới

Theo như đạo luật, các công ty truyền thông xã hội sẽ phải chịu những mức phạt rất cao nếu không kịp thời gỡ bỏ những nội dung “hiển nhiên là bất hợp pháp” - bao gồm những bài đăng không phù hợp, những bài đăng mang tính chất bôi nhọ và kích động bạo lực - nội trong vòng 24 giờ. Mức phạt dành cho các trang mạng xã hội ban đầu sẽ là 5 triệu Euro và sau đó có thể lên tới 50 triệu Euro. Các công ty web sẽ có thời hạn tối đa lên đến một tuần để quyết định đối với những trường hợp chưa rõ ràng.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ông Heiko Maas và những người ủng hộ đạo luật cho rằng ngăn cản sức lan tỏa của những bài đăng không phù hợp, vốn dĩ là điều đã được quy định nghiêm ngặt trong bộ luật của Đức, là điều cần phải làm. Nhưng các nhà hoạt động nhân quyền số lại đồng loạt lên tiếng rộng rãi chỉ trích đạo luật đã nêu, nói rằng nó sẽ vi phạm tự do ngôn luận, và rằng nó sẽ cho các công ty công nghệ trách nhiệm thiếu cân xứng trong việc xác định tính hợp pháp của nội dung trực tuyến.

“Tự do bày tỏ chấm dứt ngay tại nơi mà Luật Hình sự bắt đầu"

“Kinh nghiệm đã cho thấy rằng, nếu không có sức ép chính trị, các nhà vận hành nền tảng mạng xã hội lớn sẽ không hoàn thành trọn vẹn các nghĩa vụ của mình, và vì lẽ đó đạo luật này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết,” ông Maas nói trong bài phát biểu của mình vào thứ Sáu, nhấn mạnh thêm rằng “tự do ngôn luận kết thúc khi luật hình sự bắt đầu".

“Chúng tôi tin rằng giải pháp tối ưu nhất sẽ được tìm ra khi chính phủ, nhân dân và ngành công nghiệp cùng chung tay hiệp lực và rằng đạo luật này sẽ không cải thiện được nỗ lực giải quyết vấn đề xã hội này,” một phát ngôn viên của Facebook đã nói trong một email khẳng định. “Chúng tôi tin rằng thiếu sót trong việc khảo sát tỉ mỉ và tham khảo là không công bằng đối với tầm quan trọng của chủ đề này. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm mọi thứ trong khả năng để bảo đảm an toàn cho những người sử dụng nền tảng của chúng tôi".

Một người phát ngôn của Twitter thì lại từ chối đưa ra bình luận về việc đạo luật được thông qua.

Nước Đức trong nhiều năm gần đây đã gia tăng các nỗ lực thực hiện các biện pháp nghiêm khắc đối với các bài đăng không phù hợp trên mạng xã hội, giữa một làn sóng tư tưởng chống dân di cư đã phần nào được tiếp nhiên liệu bởi cuộc khủng hoảng người tị nạn tiếp diễn. 

Facebook, Twitter và Google đã đồng ý loại bỏ những nội dung như vậy khỏi nền tảng mạng xã hội của mình trong vòng 24 giờ, theo một thỏa thuận với chính phủ Đức, nhưng một báo cáo được ủy quyền bởi Bộ Tư pháp đã chỉ ra rằng các công ty trên vẫn chưa thực hiện theo đúng cam kết. Đầu tháng này, cảnh sát Đức đã đột kích 36 “hang ổ” trên các bài đăng trên mạng xã hội được cho là chứa nội dung căm thù, theo sau một chiến dịch tương tự nhắm vào 60 người hồi năm ngoái.

Các công ty truyền thông xã hội cũng đang phải đối mặt với sức ép loại bỏ bài đăng kém phù hợp, tin tức giả mạo và tuyên truyền khủng bố từ các lãnh đạo Liên Minh Châu Âu.

Tháng trước, Hội đồng Châu Âu đã chấp thuận một tập hợp các đề xuất yêu cầu các công ty mạng chặn bất kỳ video nào chưa đựng nội dung không phù hợp hoặc kích động khủng bố. Maas cũng đã kêu gọi tới các quy định toàn châu Âu về bài đăng không phù hợp và tin tức giả mạo.

đức

Facebook và Google đã triển khai nhiều chiến dịch để đấu tranh lại với tin tức giả mạo cũng như bài đăng không phù hợp, với việc gần đây Facebook công bố rằng sẽ thuê thêm 3000 nhân sự trong năm tới để giúp giảm bớt các nội dung bị gắn cờ. Mạng xã hội này đã giải thích sự phức tạp trong việc giảm bớt các bài đăng không phù hợp trong một bài blog mới đây như một phần của chuỗi “các câu hỏi khó”, nhưng đã sớm đối mặt với các chỉ trích mới vào tuần này sau khi một cuộc điều tra được tiến hành bởi ProPublica đã chỉ ra một cách chi tiết hệ thống nội bộ rối ren của Facebook làm trụ cột cho các chính sách chống bài đăng không phù hợp.

EDRi, một tổ chức về nhân quyền số có trụ sở tại Brussels, đã lên tiếng chỉ trích việc thông qua đạo luật trong một bài đăng blog được công bố trước ngày bầu cử thứ Sáu. “ Các công ty (phương tiện truyền thông), một cách hợp tình hợp lý, được vận hành với mục tiêu tránh các khoản nợ nần, sử dụng những lựa chọn rẻ nhất sẵn có, và khai thác sự hợp pháp hóa chính trị của những phương pháp sinh lợi nhuận vốn dĩ rất hạn chế của họ,” viết bởi ông Maryant Fernández Pérez, cố vấn chính sách cao cấp tại EDRi. “Điều này sẽ chỉ dẫn đến việc kiểm duyệt một cách tư nhân hóa và khó lường trước".

Cô gái tìm được cha sau 40 năm nhờ bài đăng trên Facebook

Từ những thông tin rất ít ỏi nhưng bài đăng xuất hiện đúng nơi, cô gái đã tìm được người cha sau hàng thập kỷ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Công Minh ([Tên nguồn])
Mạng xã hội Facebook Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN