Dự báo: Trạm không gian 8,5 tấn sẽ rơi xuống Trái Đất từ 24/3
Trạm không gian này đã mất kiểm soát với các đài thiên văn, sẽ rơi xuống Trái Đất vài tuần tới.
Trạm vũ trụ đầu tiên Tiangong-1 (Thiên Cung 1) sẽ rơi xuống Trái Đất trong vài tuần tới. Tuy nhiên cho tới lúc này, các nhà khoa học tại Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới vẫn chưa thể xác định cụ thể nơi các mảnh vỡ sẽ rơi xuống.
Sputnik dẫn tin từ Aerospace cho biết, các mảnh vụn của trạm vũ trụ Thiên Cung 1 có thể rơi xuống Trái Đất vào khoảng ngày 24/3 - 5/4, trong khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu (ESA) dự báo là 24/3 - 19/4.
Thiên Cung 1 đang rơi về phía Trái Đất.
Trạm không gian Thiên Cung 1 nặng 8,5 tấn đã mất kiểm soát vào năm 2016, khiến một vụ va trạm có thể dự báo trước nhưng thời gian và địa điểm cụ thể là chưa thể dự báo. Cách đây không lâu, Holger Krag, người đứng đầu Văn phòng Thí nghiệm Không gian của ESA cho biết: "Dựa vào hình dạng quỹ đạo của trạm không gian, chúng tôi có thể loại trừ khả năng xuất hiện mảnh vỡ nào đó ngoài vĩ tuyến 43 độ bắc và 43 độ nam".
"Điều này có nghĩa là Thiên Cung 1 có thể rơi tại bất kỳ vị trí nào trên Trái Đất giữa các vĩ độ trên, ví dụ như một số quốc gia ở châu Âu", Holger Krag cảnh báo.
Hay nói rõ hơn là các mảnh vỡ của Thiên Cung 1 có thể phân tán khắp các thành phố lớn, như LA, New York của Mỹ, hoặc các nước châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Ý,... Đáng chú ý, các nước châu Á trong đó có Việt Nam cũng nằm trong vùng nguy hiểm theo dự báo của ESA.
Vùng nguy hiểm (giữa 2 vạch đỏ) theo dự báo của ESA.
Khi rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất, hầu hết các bộ phận của trạm không gian sẽ cháy rụi; nhưng nhà khoa học Jonathan McDowell từng cảnh báo những khối kim loại lớn vẫn có thể chưa cháy hết và rơi xuống Trái Đất gây chết người, đó có thể là những khối kim loại nặng khoảng 220 pounds (gần 100kg) hoặc hơn.
Trước đó, ông McDowell cảnh báo không có cách nào để khẳng định chính xác vị trí mà trạm không gian sẽ lao xuống mặt đất. "Bạn thực sự không thể làm chủ điều này. Thậm chí trong 2 ngày trước khi nó rơi xuống, có lẽ chúng ta cũng sẽ không biết rõ vị trí rơi của nó. Cho tới khoảng 6 hay 7 giờ đồng hồ trước lúc chạm đất (cộng thêm hay trừ đi một đoạn mã nó đã rơi thêm) thì chúng ta mới có thể khoanh vùng được", ông nói.
Việt Nam và nhiều nước châu Á, châu Âu và Mỹ cùng nằm trong vùng nguy hiểm theo tọa độ dự báo của ESA.