Dự án 'quả cầu ma thuật' của Sam Altman giờ ra sao?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Sau tròn một năm, dự án định danh công dân số Worldcoin của Sam Altman thu hút hơn 10 triệu người dùng nhưng bị cấm ở một số nước.

Worldcoin đã gây sốt trên thị trường toàn cầu sau khi ra mắt ngày 24/7/2023. Nhà đồng sáng lập dự án Sam Altman, CEO OpenAI, đã vẽ ra một tầm nhìn như tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Trong đó, Worldcoin đặt mục tiêu tạo danh tính kỹ thuật số và mạng lưới tài chính toàn cầu bằng cách quét mống mắt mỗi người. Thiết bị thu thập sinh trắc học có tên quả cầu Orb. Dự án cũng ra mắt token WLD và một ID kỹ thuật số.

Sam Altman và "quả cầu ma thuật" Orb dùng để quét võng mạc lấy dữ liệu cho World ID. Ảnh: X/Sama

Sam Altman và "quả cầu ma thuật" Orb dùng để quét võng mạc lấy dữ liệu cho World ID. Ảnh: X/Sama

Những người ủng hộ cho rằng đây là cách tiếp cận sáng tạo, có thể dùng để xác định danh tính con người với robot, AI. Còn những người phản đối nói việc thu thập dữ liệu sinh trắc học trên quy mô lớn quá rủi ro, lo ngại có thể bị sử dụng sai mục đích và dẫn tới rắc rối về bảo mật dữ liệu liên quan khác.

Bất chấp hoài nghi, Worldcoin vẫn nhận được sự quan tâm lớn. Dự án đã thu hút 2,4 triệu người đăng ký sau 4 tháng ra mắt. Hiện World App, ví điện tử của dự án, có 10 triệu người dùng.

Worldcoin hoạt động tại hơn 160 quốc gia với khoảng hai triệu người dùng mỗi ngày và hơn 70 triệu giao dịch được xử lý. Gần đây, tốc độ xử lý giao dịch trên mạng được rút ngắn còn khoảng 7,1 giao dịch mỗi giây, đưa Worldcoin trở thành một trong những ví tự lưu ký hàng đầu thế giới. Đến tháng 7, dự án công bố mở rộng 1.500 thiết bị thu thập sinh trắc học trên toàn cầu.

Danh tiếng đi kèm thị phi, Worldcoin liên tục đối mặt rào cản pháp lý khắp thế giới. Một số cơ quan giám sát đã đưa dự án vào tầm ngắm. Cuối tháng 5, Hong Kong yêu cầu Worldcoin ngừng hoạt động do lo ngại về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân, cũng như cho rằng việc thu thập, quét mống mắt là không cần thiết.

Trước đó vào tháng 3, Tây Ban Nha trở thành quốc gia đầu tiên cấm Worldcoin lấy dữ liệu sinh trắc học. Bồ Đào Nha và Kenya cũng buộc dừng hoạt động của dự án. Ấn Độ và Hàn Quốc đang tiến hành điều tra Worldcoin. Đức cũng bắt đầu xem xét liệu công ty có tuân thủ đúng quy định về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu hay không.

Bất chấp rủi ro, các nhà phân tích cho rằng thị trường nhận dạng phi tập trung (DiD) vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Bước sang năm thứ hai, Worldcoin phải đối mặt sức ép lớn từ những lo ngại có căn cứ của cơ quan quản lý. Các chuyên gia dự báo những tháng tới là giai đoạn sống còn của dự án. Nếu vượt qua được rào cản pháp lý, tăng tính minh bạch, Worldcoin có thể tiến gần hơn đến mục tiêu tạo ra một hệ thống nhận dạng phi tập trung trên toàn cầu.

Những vụ trộm này không chỉ gây thiệt hại lớn về tài chính mà còn làm rung chuyển lòng tin của người dùng đối với các nền tảng tiền ảo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khương Nha ([Tên nguồn])
Thế giới ảo Metaverse Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN