Đồ điện tử mới thường có mùi lạ, nó có độc hại không?

Sự kiện: Công nghệ

Nhiều người còn cảm thấy thích thú với mùi thơm kỳ lạ khi bóc hộp một sản phẩm điện tử. Nhưng mùi này có gây độc với con người không?

Đồ điện tử mới thường có mùi lạ, nó có độc hại không? - 1

Hầu hết thiết bị điện tử có lớp keo, chất chống cháy, lớp phủ bảo vệ và chất hóa dẻo. Những lớp chất hóa học này chứa đầy VOC - một dạng hợp chất bay hơi tự nhiên ở nhiệt độ phòng hoặc dưới nhiệt độ phòng. 

Hầu hết VOC trong các thiết bị điện tử đều bay hơi vào trong không khí mà bạn đang hít thở. Đó là lý do tại sao khi chỉ vừa mở hộp ra, bạn đã có thể ngửi ngay mùi của chiếc máy nguyên vẹn tử xưởng sản xuất.

Quá trình này thường được gọi là off-gassing hay xả khí. Đây là nguyên nhân lý giải tại sao các thiết bị điện tử cũ hay xe hơi cũ không còn mùi lạ này, ngay cả dưới nhiệt độ phòng. Được biết quá trình xả khí này diễn ra ngay từ khi sản phẩm được sản xuất trong nhà máy.

Nhưng tốc độ thoát khí này bị hạn chế đáng kể khi máy được đóng hộp và dán kín. Nói cách khác, tốc độ thoát khí chính là yếu tố quyết định mùi của một thiết bị điện tử có giữ được lâu hay không.

Hãy nhớ rằng, càng thông thoáng, quá trình thoát khí sẽ càng nhanh chóng. Do đó nếu muốn chiếc điện thoại hoặc laptop của bạn nhanh chóng bay mùi "lạ", đừng bao giờ để nó trong một căn phòng quá kín, không có thông gió.

VOC là một dạng "chất độc" tiềm ẩn và ít khi được chú ý đến. Việc tiếp xúc lâu dài với VOC có thể gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe của bạn. 

Nếu bạn đang lo lắng về việc mùi lạ bám trên thiết bị điện tử lúc mới mở hộp có thể ản hưởng đến sức khỏe thì hãy yên tâm, tác động của VOC chỉ xảy ra nếu bạn tiếp xúc với nó trong một thời gian dài.

Nếu muốn yên tâm hơn nữa, hãy thử bóc hộp các sản phẩm điện tử ở không gian ngoài trời và luôn mở cửa thông thoáng trong lúc mở hộp.Tại sao hầu hết bảng mạch in lại có màu xanh lá cây

Trên thực tế, màu xanh lá cây đó không phải của bản thân bảng mạch, mà là của lớp chất dẻo phủ lên trên bảng mạch. Mục đích của lớp chất dẻo này là nhằm bảo vệ các đường dẫn điện bằng đồng trên bề mặt bảng mạch khỏi bị oxi hóa, cũng như ngăn không cho hình thành các cầu nối điện giữa mối hàn với những đường dẫn điện xung quanh. Và trong những ngày đầu của kỹ thuật hàn sóng (wave soldering), nó giúp ngăn chất hàn vô tình tràn vào bảng mạch trong quá trình hàn.

Lớp chất dẻo phủ lên trên bảng mạch.

Lớp chất dẻo phủ lên trên bảng mạch.

Nhiều năm trước đây, khi sản xuất nên các bảng mạch in, các công ty sử dụng loại nhựa epoxy sợi thủy tinh, có màu xanh lá cây tự nhiên. Vì vậy, các bảng mạch in ban đầu thường có màu xanh lá cây. Dần dần màu xanh này trở thành yếu tố mặc định cho các bảng mạch điện vì tác dụng của nó trong quá trình kiểm tra các mối hàn.

Màu xanh lá cây được chọn để phủ lên hầu hết bảng mạch in vì đó là màu sắc làm mắt ít phải điều tiết nhất khi nhìn vào. Khi việc kiểm tra các mối hàn vẫn được làm thủ công, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc kiểm tra bảng mạch. Hiện nay, ngay cả khi việc kiểm tra đã được tự động hóa, vẫn cần có người kiểm tra nhiều lần trước khi hoàn thiện. Do vậy, màu xanh vẫn có tác dụng trong việc tăng hiệu suất trong quá trình sản xuất.

Lý do thiết bị điện tử nhanh lỗi thời

Sự lỗi thời có tính toán (Planned Obsolescence) không phải là một khái niệm mới. Cụm từ này lần đầu tiên được sử dụng ở Mỹ vào năm 1932, thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế được xem là tồi tệ nhất thế kỉ 20.

Sự lỗi thời có tính toàn là chiến lược kinh doanh của các nhà sản xuất thiết bị gia dụng, hàng điện tử như: máy tính, điện thoại... để hạn chế tuổi thọ của sản phẩm, làm chúng nhanh hỏng hoặc nhanh lỗi thời, nhằm kích thích người dùng mua sắm.

Bên cạnh đó, các thiết bị điện tử đều có sự lỗi thời phần mềm, một chiến lược làm giảm giá trị sử dụng của máy tính hoặc điện thoại cũ do chúng không còn tương thích với phần mềm mới.

Chiến lược còn bao gồm sự lỗi thời về mặt thẩm mỹ. Việc ra mắt các phiên bản cải tiến đẹp hơn và ưu việt hơn như những gì các nhà sản xuất điện thoại thông minh thường áp dụng sẽ khuyến khích người dùng mua sắm để thay mới sản phẩm.

Tuy nhiên, việc sản xuất các thiết bị điện tử đang tạo áp lực lên môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên như: đồng, niken, vàng hay lithium... và tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học do rác thải điện tử thải độc và khí nhà kính ra môi trường.

Năm 2016, ước tính 44,6 triệu tấn rác thải điện tử đã được tạo ra trên toàn thế giới. Trong đó, chỉ 20% được tái chế, phần còn lại bị thải ra môi trường. Chúng được đem thiêu hủy hoặc chôn xuống đất.

Nguồn: [Link nguồn]

1001 thắc mắc: Phi hành gia lúc đi mặc áo trắng sao lúc về phải mặc áo màu cam

Quần áo phi hành gia phải có màu trắng nhưng khi thực hiện hành trình quay về trái đất thì học lại mặc áo màu cam. Tại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Anh ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN