Những điều chưa tiết lộ về hoạt động của Apple tại Trung Quốc
Trung Quốc đã giúp Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới, nhưng bù lại công ty phải chấp nhận những thứ mà chính phủ nước này đưa ra.
Một cuộc điều tra mới cho thấy một số thỏa hiệp mà Apple đã thực hiện ở Trung Quốc để tiếp cận thị trường đang bùng nổ, bao gồm lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ của nhà nước và kiểm duyệt các ứng dụng ở quốc gia vi phạm các quy định địa phương.
Apple đã hy sinh rất nhiều quy tắc của mình để được tồn tại ở Trung Quốc.
Trung Quốc là một khu vực quan trọng đối với Apple, cả về doanh số bán sản phẩm và dịch vụ cũng như vì sự phụ thuộc sâu sắc vào chuỗi cung ứng của đất nước. Tóm lại, Trung Quốc đã giúp Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên, The New York Times nhấn mạnh tất cả những cách mà chính phủ Trung Quốc đã gây áp lực buộc Apple phải đưa ra những thỏa hiệp mâu thuẫn với các giá trị và nguyên tắc đã nêu của công ty.
Chẳng hạn, bất chấp lập trường mạnh mẽ của Apple về việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, họ vẫn lưu trữ tất cả dữ liệu người dùng Trung Quốc trong biên giới đất nước trên các máy chủ của một công ty thuộc nhà nước. Theo các chuyên gia bảo mật, điều đó có nghĩa là về cơ bản, Apple không thể ngăn chính phủ Trung Quốc truy cập vào dữ liệu người dùng.
Ngoài ra, trong khi các quy định của Mỹ cấm Apple giao dữ liệu cho chính quyền Trung Quốc, thì việc lưu trữ dữ liệu của Apple tại địa phương lại tạo ra một lỗ hổng cho phép điều đó. Một công ty có trụ sở tại Trung Quốc, Guizhou-Cloud Big Data (GCBD), thực sự là chủ sở hữu hợp pháp của khách hàng sử dụng iCloud tại Trung Quốc. Do đó, các nhà chức trách Trung Quốc có thể yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu từ GCBD chứ không phải Apple, và điều này cho phép Apple thoát khỏi các chính sách pháp lý của Mỹ.
Trước khi thỏa thuận đó tồn tại, Apple cho biết họ chưa bao giờ cung cấp dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc. Sau khi Apple đặt GCBD làm chủ sở hữu dữ liệu, họ nói rằng họ đã cung cấp nội dung iCloud của một số tài khoản không được tiết lộ trong 9 trường hợp điều tra riêng biệt.
Các quy định của Trung Quốc liên quan đến rất nhiều về quyền riêng tư.
Ban đầu, Apple thúc đẩy giữ các khóa mã hóa ở ngoài Trung Quốc, tuy nhiên chưa đầy một năm sau khi đạt được thỏa thuận, Apple đã chuyển các khóa kỹ thuật số sang Trung Quốc và giúp cơ quan chính phủ nước này lấy được tin nhắn, email và thông tin khác của người dùng dễ dàng hơn. Điều này thật lố bịch khi công ty tuyên bố rằng họ vẫn kiểm soát các khóa và sử dụng công nghệ mã hóa tiên tiến để giữ chúng an toàn.
Các thỏa hiệp cũng tồn tại trên App Store. Theo The New York Times, Apple có một nhóm nội bộ từ chối các ứng dụng gửi hoặc gỡ bỏ các ứng dụng mà họ cho rằng có thể vi phạm các quy định của Trung Quốc. Apple sử dụng các công cụ chuyên dụng và đào tạo những người đánh giá của mình để phát hiện các chủ đề được coi là không phù hợp ở Trung Quốc. Điều đó bao gồm đề cập đến sự độc lập của Tây Tạng hoặc Đài Loan, sự cố Quảng trường Thiên An Môn, hay Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Kể từ năm 2017, khoảng 55.000 ứng dụng đã biến mất khỏi App Store ở Trung Quốc, theo dữ liệu do Sensor Tower cung cấp. Một số ứng dụng đó bao gồm các trang tin tức nước ngoài, ứng dụng nhắn tin được mã hóa và dịch vụ hẹn hò đồng tính, hay các nền tảng như VPN cho phép người dùng vượt qua các hạn chế về internet.
Về phần mình, Apple cho biết đã chấp thuận 91% yêu cầu gỡ xuống, hoặc 1.217 ứng dụng từ chính phủ Trung Quốc trong giai đoạn hai năm kết thúc vào tháng 6/2020. Số liệu thống kê của Apple có thể không nói lên toàn bộ câu chuyện, vì bộ máy đánh giá của họ có thể xóa ứng dụng trước khi chúng lọt vào mắt xanh của các quan chức chính phủ.
Không chỉ Trung Quốc, Apple cũng sẽ tuân theo các quy định luật pháp tại từng quốc gia riêng.
Trong một tuyên bố với The New York Times, Apple cho biết họ tuân thủ luật pháp ở Trung Quốc và làm mọi thứ có thể để bảo vệ an ninh và quyền riêng tư đối với dữ liệu của khách hàng tại nước này. Công ty nói “Chúng tôi chưa bao giờ xâm phạm đến bảo mật của người dùng hoặc dữ liệu của họ ở Trung Quốc hoặc bất cứ nơi nào chúng tôi hoạt động”.
Cũng theo Apple, họ chỉ gỡ bỏ các ứng dụng để tuân thủ các quy định của Trung Quốc. “Những quyết định này không phải lúc nào cũng dễ dàng và chúng tôi có thể không đồng ý với các luật định ra chúng, nhưng ưu tiên của chúng tôi vẫn là tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất mà không vi phạm các quy tắc mà chúng tôi bắt buộc phải tuân theo”, công ty nói thêm.
Nhận định các thông tin dữ liệu của người 10.000 người Việt bị lộ lọt có thể sẽ bị các đối tượng xấu lợi dụng...
Nguồn: [Link nguồn]