Điều gì xảy ra khi bạn trả tiền cho Facebook để không phải xem quảng cáo?

Sau nhiều thông tin đồn đoán, cuối cùng người dùng Facebook đã có thể trả tiền để không phải xem quảng cáo khi sử dụng mạng xã hội.

Hiện tại gói đăng ký không có quảng cáo chỉ có sẵn dành cho người dùng tại châu Âu nhằm tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu trong khu vực.

Gói đăng ký không có quảng cáo sẽ có giá khoảng 260.000 đồng/tháng trên web, hoặc 340.000 đồng/tháng đối với phiên bản trên điện thoại (Android và iOS). Lưu ý, gói đăng ký sẽ áp dụng cho tất cả các tài khoản được liên kết.

Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 1-3-2024, Meta (công ty mẹ của Facebook và Instagram) sẽ thu thêm một khoản phí bổ sung (150.000-200.000 đồng) cho mỗi tài khoản được liệt kê trong Trung tâm tài khoản.

Trả tiền cho Facebook để không phải xem quảng cáo chỉ là một lựa chọn, không phải bắt buộc. Ảnh: TIỂU MINH

Trả tiền cho Facebook để không phải xem quảng cáo chỉ là một lựa chọn, không phải bắt buộc. Ảnh: TIỂU MINH

Vì sao Facebook ra mắt gói đăng ký không có quảng cáo?

Các quy định mới của Liên minh Châu Âu (EU) được cho là lý do khiến Facebook phải ra mắt gói đăng ký không có quảng cáo. Tất nhiên, việc trả phí chỉ là một lựa chọn và không hề bắt buộc, người dùng vẫn có thể tiếp tục sử dụng Facebook như bình thường.

Điều kỳ lạ là dường như Facebook hoàn toàn không muốn điều này xảy ra. Công ty cho biết việc hỗ trợ quảng cáo sẽ cho phép mọi người có thể truy cập vào các sản phẩm, dịch vụ được cá nhân hóa hoàn toàn miễn phí, bất kể tình trạng kinh tế. Nó cũng cho phép các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận khách hàng tiềm năng, phát triển kinh doanh và tạo ra thị trường mới, thúc đẩy tăng trưởng.

Tại sao Facebook không muốn chặn quảng cáo?

Khi người dùng trả phí để không phải xem quảng cáo, Facebook sẽ có thêm doanh thu. Tuy nhiên, công ty sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nếu có thể phân phối quảng cáo từ các công ty bên của bên thứ ba đến người dùng một cách chính xác.

Với hơn 3 tỉ người dùng, công ty có thể cung cấp chính xác các quảng cáo mà người dùng đang tìm kiếm, quan tâm dựa trên dữ liệu thu thập được. Nó tốt đến mức nhiều người nghi ngờ rằng Facebook nghe lén, và phân phối quảng cáo dựa trên những gì họ nói.

Mặc dù Facebook không muốn nhưng EU (Liên minh Châu Âu) cho rằng nếu một công ty muốn xử lý dữ liệu cá nhân của công dân EU để phân phối quảng cáo cho họ thì công ty phải xin phép họ.

Điều gì xảy ra khi bạn trả tiền cho Facebook để không phải xem quảng cáo?

Hiện tại gói đăng ký không có quảng cáo chỉ có sẵn tại một số quốc gia ở châu Âu, và cần nhớ rằng đây chỉ là lựa chọn, không phải bắt buộc.

Facebook hiển thị thông báo hỏi bạn có muốn trả phí hay tiếp tục sử dụng miễn phí. Ảnh: Facebook

Facebook hiển thị thông báo hỏi bạn có muốn trả phí hay tiếp tục sử dụng miễn phí. Ảnh: Facebook

Theo cây bút Stan Schroeder (Mashable), sau khi đăng ký trả phí, Facebook cảnh báo rằng có thể sẽ mất tới 24 tiếng để quảng cáo ngừng hiển thị. Sự thay đổi có thể không rõ ràng ngay lập tức, xét cho cùng quảng cáo của Facebook và Instagram không phiền như trên YouTube, và bạn có thể dễ dàng lướt qua. Theo thời gian, Facebook và Instagram đã dần hiển thị nhiều nội dung mà anh thực sự muốn xem.

“Tôi cảm thấy thoải mái kỳ lạ khi lướt mạng xã hội mà không nhìn thấy quảng cáo. Tuy nhiên, thật đau lòng khi phải nói ra điều này, trải nghiệm này không khác biệt nhiều so với trước đây. Lý do chính là cả Facebook và Instagram đều liên tục hiển thị các bài đăng Suggested for you (được đề xuất cho bạn), mặc dù chúng không phải là quảng cáo nhưng vẫn gây cảm giác khó chịu vì nội dung đề xuất không liên quan đến sở thích của tôi”, Stan Schroeder cho biết.

Vậy chúng ta đang trả tiền cho cái gì ở đây?

Theo Stan Schroeder, ngoài việc loại bỏ quảng cáo, việc trả phí cho Facebook dường như không mang lại lợi ích nào khác. Có lẽ Facebook đã thực hiện việc này nhằm tuân thủ quy định của EU và xóa quảng cáo (nếu bạn không tính các bài đăng được đề xuất là quảng cáo), nhưng không bổ sung thêm tính năng hoặc lợi ích nào cho người đăng ký.

Điều này trái ngược với những gì nền tảng X (trước đây là Twitter) của Elon Musk đã làm với gói đăng ký trả phí. Dường như không có nhiều công ty quan tâm đến việc cung cấp cho người dùng chính xác những gì họ muốn.

EU cấm Meta thu thập dữ liệu quảng cáo nhắm mục tiêu

Cơ quan bảo vệ dữ liệu châu Âu (EDPB) vừa thông qua quyết định cấm Meta sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng để phục vụ quảng cáo mục tiêu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Mạng xã hội Facebook Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN