Điện mặt trời tích trữ được không, lợi hại ra sao cho lưới điện và môi trường?
Đó là một số vấn đề liên quan tới năng lượng mặt trời vừa được giải đáp trong bài phỏng vấn này.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây với PV, ông Johnson Lưu - Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) của CHINT Global đã có những chia sẻ thú vị về lĩnh vực năng lượng mặt trời, bao gồm lợi ích và các trở ngại cũng như lời khuyên cho định hướng phát triển trong tương lai.
Ông Johnson Lưu - Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) của CHINT Global.
Chào ông,
Trước tiên, xin ông hãy giới thiệu đôi nét ngắn gọn về CHINT.
CHINT là một công ty toàn cầu về năng lượng thông minh, đã có hơn 35 năm kinh nghiệm trên thị trường. Chúng tôi hoạt động tại hơn 140 quốc gia và khu vực, trong đó các giải pháp thông minh đã được triển khai tại hơn 90 công ty điện lực quốc gia trên toàn thế giới.
Chúng tôi là nhà sản xuất bộ ngắt mạch (cầu dao) lớn nhất toàn cầu, mỗi nhà máy sản xuất đến 3 triệu thiết bị mỗi ngày. CHINT cũng là một trong số ít các nhà cung cấp năng lượng trên thị trường cung cấp đầy đủ các giải pháp cao thế, trung thế và hạ thế.
Được biết CHINT có thế mạnh về các giải pháp năng lượng mặt trời và xe điện (EV), không rõ các giải pháp cụ thể hiện có là gì, thưa ông?
CHINT cung cấp giải pháp toàn diện về năng lượng mặt trời, từ các mô-đun cho tới các linh kiện được sử dụng trong hỗ trợ hệ thống năng lượng mặt trời. Ví dụ: Các tủ điện sẽ hỗ trợ hệ thống năng lượng mặt trời thông qua kết nối các tấm pin mặt trời vào hệ thống điện một cách an toàn và đáng tin cậy.
Việc sử dụng tủ điện chất lượng cao sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ quá tải điện và ngăn chặn các sự cố gián đoạn trong quá trình hoạt động. Hiểu đơn giản thì các tủ điện đóng vai trò là trung tâm điều khiển hệ thống mạch điện và đó cũng là nơi kết nối hệ thống năng lượng mặt trời vào lưới điện.
Tại Việt Nam, Sunlight Electrical Vietnam - một trong những công ty con của CHINT đã hoàn thành cung cấp hệ thống tủ điện cho dự án Habitat Bình Dương. Chúng tôi đã tham gia vào các giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển dự án bằng việc hoàn thành sản xuất hệ thống tủ điện đạt tiêu chuẩn Factory Acceptance trong một khung thời gian mà không một đối thủ có thể đáp ứng.
Đối với xe điện, các giải pháp của chúng tôi gồm bộ biến áp xoay chiều trung áp và cao áp, cũng như bộ chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) dành cho các trạm sạc xe điện. Có thể sử dụng cho các trạm sạc xe điện tại nhiều nơi khác nhau, như khu dân cư, tòa nhà thương mại, các tuyến đường, bãi đậu xe ô tô hoặc xe buýt.
Theo tìm hiểu, Trường Lawrence S. Ting Memorial ở TP.HCM đã được lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà do CHINT triển khai. Ông có thể chia sẻ chi tiết hơn về dự án này?
Hệ thống điện mặt trời áp mái 350m2 do CHINT thực hiện tại Trường Trung học Lawrence S. Ting.
Ngoài việc sản xuất điện để hỗ trợ cho nhu cầu tiêu thụ điện của trường học, mục đích của dự án này còn hướng đến việc giáo dục và truyền cảm hứng cho học sinh về năng lượng tái tạo thông qua trải nghiệm “chính chủ”, trực tiếp của các em trong việc sử dụng năng lượng mặt trời.
Hệ thống năng lượng mặt trời áp mái với diện tích 350m2 của chúng tôi tạo ra 350kWh mỗi ngày ở công suất 86kWp, với mức giảm carbon hàng năm dự kiến là hơn 30 tấn. Chúng tôi đã lắp đặt 150 tấm pin mặt trời, bộ biến tần năng lượng mặt trời chuyển đổi DC thành AC (dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều) và hệ thống giám sát cho phép nhà trường theo dõi hiệu suất hoạt động của hệ thống năng lượng mặt trời.
Hệ thống mà chúng tôi đã thiết kế và triển khai có quy mô phù hợp để đáp ứng đúng mức điện tiêu thụ cần thiết theo nhu cầu của nhà trường, tránh lãnh phí điện năng sản xuất. Giải pháp Zero Export cũng đảm bảo rằng sẽ không có năng lượng dư thừa nào được đưa trở lại lưới điện, giúp đảm bảo sự ổn định cho toàn hệ thống.
Điện mặt trời có tích trữ được không, liệu có gây mất ổn định lưới điện quốc gia và các tấm pin hết "date" có thể gây hại cho môi trường không? Là một chuyên gia trong lĩnh vực này, xin ông hãy giải đáp rõ hơn cho mọi người cùng hiểu.
Mặc dù năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo tốt hơn cho hành tinh của chúng ta, song một trong số ít hạn chế của nó là tính biến đổi của nguồn năng lượng này. Điều này có nghĩa là lượng điện sản xuất bởi các tấm năng lượng mặt trời có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian trong ngày, thời tiết và lượng ánh sáng mặt trời có sẵn. Bất kỳ sự biến đổi nào trong số các yếu tố trên đều có thể gây ra sự cố cho lưới điện quốc gia, thứ vốn được thiết kế để cung cấp một nguồn điện ổn định. Tuy nhiên, với việc sử dụng những công nghệ phù hợp, chúng ta có thể giải được bài toán khó này.
Một trong những công nghệ này được gọi là “Smart Grid - Lưới điện thông minh”. Một lưới điện thông minh và linh hoạt, có khả năng điều chỉnh tốt hơn tính không liên tục của năng lượng mặt trời. Lưới điện thông minh sử dụng các cảm biến và phần mềm tiên tiến để giám sát lưới điện và thực hiện các điều chỉnh theo thời gian thực. Kết quả, nó sẽ giúp chuyển hướng nguồn điện đến nơi cần và giảm thiểu sự lãng phí, đồng thời đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định.
Có một công nghệ khác đó là Hệ thống Lưu trữ Năng lượng (ESS). Hệ thống ESS của chúng tôi lưu trữ năng lượng dư thừa trong những thời điểm sản lượng điện tạo ra nhiều hơn. Năng lượng được dự trữ này sau đó có thể sử dụng vào những thời điểm mà cầu lớn hơn cung, như vào ban đêm. Điều này giúp "làm dịu" sự biến động của năng lượng mặt trời, từ đó mang lại nguồn cung cấp điện đáng tin cậy hơn.
Ngoài ra, CHINT đã đầu tư vào công nghệ loại N-type. So với các tấm pin mặt trời năng lượng mặt trời loại P-type, tấm pin mặt trời loại N-type của CHINT không dễ bị suy giảm do ánh sáng và có mức hiệu suất cao hơn, đạt mức 25,7%. Ngoài ra, nó có thể được sử dụng trong tất cả các loại công trình và có tuổi thọ dài hơn.
Khi xem xét tác động đến môi trường của các tấm pin năng lượng mặt trời, việc tính đến giai đoạn cuối vòng đời của các tấm pin - thời điểm tạo ra các chất thải tiềm ẩn khi các tấm pin hết hạn hoặc bị bỏ đi khi đã hết vòng đời sử dụng, là rất quan trọng. Với chủ trương ủng hộ các vấn đề môi trường và xã hội, CHINT là thành viên chính thức của PV Cycle, một tổ chức tình nguyện chuyên thu hồi và tái chế các mô-đun PV (tấm quang điện).
Qua đây, ông có lời khuyên gì dành cho các bên liên quan khi triển khai các sản phẩm công nghệ hiện đại như hệ thống năng lượng mặt trời mà vẫn đảm bảo tính bền vững, thân thiện với môi trường?
Theo Statista, dân số ở đô thị Việt Nam vào năm 2022 ở mức khoảng 37,4 triệu, chiếm khoảng một phần ba tổng dân số và dự báo dân số đô thị sẽ vượt quá dân số nông thôn vào năm 2050.
Khi một đất nước phát triển và nhu cầu về năng lượng tăng lên, việc quan trọng nhất cần làm đó là tích hợp công nghệ năng lượng thông minh vào cuộc sống ở đô thị. Năng lượng thông minh sẽ mang đến nhiều lợi thế, chẳng hạn như tối ưu hóa việc tiêu thụ năng lượng thông qua các hệ thống giám sát năng lượng, đồng thời tăng tiến độ quy hoạch đô thị. Những lợi thế này sẽ tạo ra những cơ hội mới về việc làm, năng suất lao động và cuối cùng là cơ hội tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, chúng ta không thể phủ nhận ngoài mặt tích cực trên thì công nghệ năng lượng thông minh cũng dẫn đến một số vấn đề về môi trường. Ví dụ: Nếu không có những hệ thống xử lý tái chế phù hợp, việc áp dụng các công nghệ và thiết bị thông minh có thể làm tăng sự tiêu thụ của rác thải điện tử.
Để giải quyết những mối quan ngại này, Việt Nam phải áp dụng cách tiếp cận toàn diện, đó là kết hợp việc đổi mới công nghệ với bảo vệ môi trường. Điều này có thể thể hiện qua việc theo dõi và giám sát lượng khí thải carbon, tuân theo các quy định nghiêm ngặt dành cho bộ phận quản lý rác thải điện tử, đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo, thúc đẩy quy hoạch đô thị bền vững và nâng cao ý thức của cộng đồng về sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
Xin cảm ơn ông!
Sự mất cân bằng năng lượng của Trái Đất đã tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng 14 năm.
Nguồn: [Link nguồn]