Điểm mặt 5 hành tinh dễ sống như Trái Đất
Tờ Space thống kê một số hành tinh có thể là "bản sao Trái Đất" hoàn hảo nhất trong số hơn 4.000 ngoại hành tinh đã được xác nhận.
1. TRAPPIST-1e
Đây là hành tinh dễ sống nhất trong số... 7 hành tinh giống Trái Đất trong hệ TRAPPIST. Trong khi một số anh em của TRAPPIST-1e có thể là hành tinh đại dương, một dạng hành tinh có quá nhiều nước mà các nhà khoa học vẫn còn hoài nghi về khả năng bảo tồn sự sống, thì TRAPPIST-1e là một hành tinh đá hoàn toàn giống kiểu Trái Đất và có khí hậu ôn đới.
2. Proxima Centauri b
Với khoảng cách chỉ 4 năm ánh sáng, Proxima Centauri b là đối tượng được các nhà thiên văn chăm sóc đặc biệt. Nó nằm hoàn toàn trong vùng sự sống của sao mẹ, một ngôi sao nhỏ và mát hơn nhiều so với Mặt Trời, tỏa ra ánh sáng cam dịu.
Hình ảnh mô tả quang cảnh mê hoặc trên Proxima Centauri b - Ảnh: NASA
Hành tinh lớn hơn Trái Đất 1,27 lần, cũng có khí hậu ôn đới nhưng trở ngại duy nhất cho sự sống là nó có thể bị nhận bức xạ cực tím lớn do nằm quá gần sao mẹ.
3. Kepler-1649c
Ngoại hành tinh này có kích thước tương tự Trái Đất và được NASA chính thức xác nhận vào năm 2020. Kết quả nghiên cứu chi tiết hơn công bố trong năm 2021 cho thấy hành tinh này có khí hậu mát mẻ hơn Trái Đất vì nhận được ánh sáng từ các sao mẹ vào khoảng 75% so với ánh sáng Trái Đất nhận được từ Mặt Trời. Nhưng đó vẫn là thông số hoàn hảo cho sự sống. Kepler-1649c cách Trái Đất 300 năm ánh sáng.
4.Kepler-452b
Hành tinh có kích thước 1,6 lần Trái Đất này quay quanh một ngôi sao lớn hơn Mặt Trời 10%. Các dữ liệu khá rõ ràng đã được thu thập dù nó cách Trái Đất tới 1.400 ánh sáng. Đây là một hành tinh đá cùng kiểu với Trái Đất và nằm trong vùng sự sống của sao mẹ.
Các nghệ sĩ mô tả Kepler-452b như một Trái Đất thứ 2 - Ảnh: NASA
5. Kepler-442b
Hành tinh lớn hơn Trái Đất 33% này là một trong những ứng cử viên hiếm hoi được giới khoa học khẳng định là "đủ ánh sáng để duy trì một sinh quyển lớn". Nghiên cứu công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society cho biết các nhà khoa học đã xét đến nhiều điều kiện khả dĩ cho sự sống thông qua dữ liệu quang phổ và nhận thấy sự quang hợp rất có thể đang diễn ra trên hành tinh.
Hành tinh này quay quanh sao mẹ mỗi 112 ngày và cách chúng ta 1.194 năm ánh sáng.
Nguồn: [Link nguồn]
Kính thiên văn Hubble vừa phát hiện một hố đen "sinh ra" các ngôi sao ở trung tâm của một thiên hà lùn gần đó - và...