Dịch vụ mật mã được dùng để bảo vệ thông tin trong Chính phủ điện tử và giao dịch điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải, các giao dịch điện tử trong nền kinh tế số ngày càng nhiều và nhu cầu được đảm bảo an toàn ngày càng lớn. Sản phẩm, dịch vụ mật mã không chỉ sử dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật Nhà nước mà còn được dùng bảo vệ thông tin trong Chính phủ điện tử và giao dịch điện tử.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải phát biểu tại Hội thảo về mật mã dân sự năm 2019 sáng ngày 26/9/2019.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải phát biểu tại Hội thảo về mật mã dân sự năm 2019 sáng ngày 26/9/2019.

Sáng ngày 26/9/2019, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội thảo về mật mã dân sự năm 2019 với chủ đề “Quản lý và ứng dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự phục vụ Chính phủ điện tử”. Thiếu tướng Lê Xuân Trường, Thiếu tướng Nguyễn Nam Hải - cùng giữ chức Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đã tới dự Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo một số cơ quan Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo Sở TT&TT các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ, đại diện cơ quan ứng dụng công nghệ thông tin một số Bộ, ngành ở Trung ương; đại diện một số hiệp hội, hãng bảo mật, các doanh nghiệp kinh doanh, sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự (MMDS).

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải, Chính phủ điện tử là mô hình phổ biến ở nhiều quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất kỳ Chính phủ nào. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua các Bộ, ngành địa phương đã có nhiều nỗ lực phát triển Chính phủ điện tử nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp được thuận lợi, góp phần vào mục tiêu công khai, minh bạch các hoạt động, cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Theo xu thế phát triển viễn thông và Internet thì Internet không chỉ có chức năng cung cấp thông tin, mà còn là nền tảng, hạ tầng quan trọng cho các giao dịch điện tử nói chung và Chinh phủ nói riêng. Các giao dịch điện tử trong nền kinh tế số ngày càng nhiều và nhu cầu được đảm bảo an toàn ngày càng lớn. Do đó, dự báo nhu cầu phát triển, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, an toàn thông tin ngày càng tăng về quy mô, số lượng, loại hình, chủng loại. Sản phẩm dịch vụ mật mã không chỉ sử dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật Nhà nước mà được dùng rộng rãi trong bảo vệ thông tin trong Chính phủ điện tử và giao dịch điện tử.

Bộ TT&TT được Chính phủ giao thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng liên quan đến Chính phủ điện tử và giao dịch điện tử như: Xây dựng Nghị định về định danh và xác thực điện tử; Nghị định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu; Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng Chính phủ điện tử; Xây dựng các hệ thống kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin phục vụ phát triển Chính phủ điện tử; triển khai các giải pháp liên thông giữa hệ thống chứng thực chữ ký số công cộng và hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Các nhiệm vụ này đều có liên quan chặt chẽ đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Cơ yếu Chính phủ mà cụ thể là liên quan đến chữ ký số chuyên dùng Chính phủ và quản lý sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.

Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho rằng, trong thời gian tới, Bộ TT&TT và Ban Cơ yếu Chính phủ và các đơn vị liên quan cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa không chỉ trong nghiệp vụ quản lý, cấp phép sản phẩm dịch vụ MMDS, mà còn mở rộng thiết lập nền tảng hạ tầng an toàn, tin cậy triển khai Chính phủ điện tử của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương.

Thiếu tướng Lê Xuân Trường - Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết, trong giai đoạn hiện nay, việc triển khai Chính phủ điện tử luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng, xác định là xu thế tất yếu, nâng cao tính minh bạch của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động. Trong đó, vấn đề đảm bảo an toàn, bảo mật cho các hệ thống hạ tầng CNTT là một khâu then chốt.

Nhà nước thực hiện quản lý mật mã dân sự (MMDS) nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm MMDS. Đặc biệt, MMDS đóng vai trò vô cùng quan trọng trong triển khai Chính phủ điện tử.

Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan tham mưu giúp Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về MMDS. Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về MMDS đã bám sát đường lối, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật; được triển khai một cách toàn diện, đồng bộ, mạnh mẽ, góp phần tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và sử dụng sản phẩm dịch vụ MMDS, đồng thời các hoạt động MMDS được kiểm soát, góp phần quan trọng vào đảm bảo lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Công nghệ tối tân tại “siêu sân bay” 12 tỷ USD của Trung Quốc

Trung Quốc vừa khai trương sân bay quốc tế Đại Hưng với tổng giá trị đầu tư 11,9 tỷ USD, trang bị công nghệ tối tân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Quyên ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN