Đến năm 2022, Việt Nam sẽ phóng thêm 3 vệ tinh lên không gian
Đến năm 2022, Việt Nam sẽ phóng thêm 3 vệ tinh nữa là NanoDragon, LOTUSat-1 và LOTUSat-2. Trong đó, LOTUSat-1 và LOTUSat-2 là các vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam với sự hợp tác của các chuyên gia tới từ Nhật Bản. Tính đến năm 2019, Việt Nam đã phóng thành công 6 quả vệ tinh lên không gian.
Ông Nguyễn Huy Cương, đại diện Cục Tần số Vô tuyến điện Việt Nam phát biểu tại Hội thảo quốc tế về vệ tinh.
Hội thảo quốc tế về thông tin vệ tinh với chủ đề “Những tiến bộ trong công nghệ vệ tinh” tổ chức tại Hà Nội vào ngày 28/6/2019, ông Nguyễn Huy Cương, đại diện Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, tính đến hết năm 2018, Việt Nam có 5 vệ tinh đang hoạt động là VINASAT-1 và VINASAT-2, VNREDSat-1, F-1, PicoDragon. Trong số này, VINASAT-1 và VINASAT-2 là các vệ tinh truyền thông thông tin, trong khi các vệ tinh khác có nhiệm vụ khảo sát dữ liệu mặt đất và nghiên cứu khoa học.
Đầu năm 2019, Việt Nam đã phóng thành công vệ tinh thứ 6 là MicroDragon. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2022, chúng ta sẽ phóng thêm 3 vệ tinh nữa là NanoDragon, LOTUSat-1 và LOTUSat-2. Trong đó, LOTUSat-1 và LOTUSat-2 là các vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam với sự hợp tác của các chuyên gia tới từ Nhật Bản.
Theo ông Cương, công nghệ vệ tinh đóng vai trò quan trọng phát triển xã hội văn minh, việc phóng thành công các chùm vệ tinh là một cơ hội lớn, nhưng cũng mang tới nhiều thách thức cho Việt Nam. Theo đó, một trong những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý đối với ngành công nghiệp vệ tinh như thế nào, việc cấp giấy phép dịch vụ cũng như tiếp cận một cách công bằng giữa các hệ thống thông tin di động mặt đất và vệ tinh trong sử dụng tài nguyên tần số.
“Các nhà khai thác viễn thông đã trả rất nhiều tiền để có được giấy phép sử dụng tần số. Tuy nhiên, các nhà khai thác vệ tinh lại không phải trả tiền cho việc sử dụng nguồn tài nguyên này”, ông Cương nói.
Vấn đề nữa là làm sao để đảm bảo được sự an toàn thông tin khi người dùng kết nối Internet trực tiếp qua vệ tinh cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Việc điều phối vệ tinh và tính toán sự xuyên nhiễu giữa các hệ thống phi địa tĩnh và địa tĩnh cũng là một vấn đề phức tạp mà Việt Nam đang tìm cách giải quyết.
Đây là các vấn đề về pháp lý mà Việt Nam cần phải tìm ra câu trả lời, bởi hàng ngàn vệ tinh sẽ được các công ty công nghệ toàn cầu phóng lên không gian chỉ trong một vài năm tới.
Ông Bashir Patel, Cố vấn cao cấp khu vực của Liên minh vệ tinh toàn cầu (GSC) cho biết, nền kinh tế không gian toàn cầu hiện có giá trị 339,1 tỷ USD, trong đó các dịch vụ vệ tinh chiếm 127,7 tỷ USD, thiết bị mặt đất chiếm 113,4 tỷ USD,…
Thế giới đang hướng tới việc mở rộng các lợi ích của sự phát triển công nghệ cho toàn xã hội, do đó khoảng cách số, giáo dục, y tế và xã hội giữa các vùng địa lý, nền kinh tế sẽ được thu hẹp nhờ những giải pháp vệ tinh.
Các hệ thống vệ tinh cung cấp Internet băng rộng toàn cầu của Onewweb, SES, Boeing được xây dựng với mục đích cung cấp...