Đêm nay, Việt Nam đón "đỉnh" mưa sao băng từ sao chổi Halley nổi tiếng

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Vào đêm ngày 5, rạng sáng ngày 6-5, người Việt Nam sẽ được chứng kiến mưa sao băng Eta Aquarids dày đặc nhất với khoảng 50 ngôi sao băng mỗi giờ.

Theo kết quả định vị tại TP HCM của trang Time and Date, mưa sao băng Eta Aquarids năm 2021 sẽ "rơi" từ ngày 19-4 đến 28-5, đạt "đỉnh" vào đêm ngày 5, rạng sáng ngày 6. Điều đó có nghĩa là nếu bỏ lỡ đêm cực đỉnh này, bạn vẫn còn cơ hội chiêm ngưỡng nó cho đến cuối tháng 5 với độ rực rỡ kém hơn.

Một trận mưa sao băng Eta Aquarids - Ảnh: SPACE

Một trận mưa sao băng Eta Aquarids - Ảnh: SPACE

Theo Space, Eta Aquarids có nguồn gốc từ chiếc đuôi đá bụi của sao chổi Halley danh tiếng. Đá bụi va chạm với bầu khí quyển và bốc cháy tạo nên hiệu ứng sao băng "rơi" rực sáng trên bầu trời. Vào tháng 10, Trái Đất sẽ đi qua đuôi của Halley một lần nữa và tạo nên mưa sao băng Orionids. Tuy người Trái Đất được chiêm ngưỡng mưa sao băng từ Halley tới 2 lần mỗi năm nhưng bạn sẽ phải chờ đến 76 năm mới quan sát được chính bản thân sao chổi, khi nó tiến gần Mặt Trời trên quỹ đạo.

Mưa sao băng Eta Aquarids sẽ phát ra từ điểm đánh dấu cộng màu vàng cạnh chòm sao Aquarius (Bảo Bình) - Ảnh: SKY&Telescope

Mưa sao băng Eta Aquarids sẽ phát ra từ điểm đánh dấu cộng màu vàng cạnh chòm sao Aquarius (Bảo Bình) - Ảnh: SKY&Telescope

Cái tên Eta Aquarids xuất phát từ tên chòm sao Aquarius, tức "Bảo Bình". Khi nhìn lên bầu trời, bạn sẽ thấy những ngôi sao băng phát ra từ một điểm ngay bên cạnh chiếc "bình đựng nước trời" mà chòm sao tạo thành.

Cách để quan sát tốt mưa sao băng là chọn một nơi tối và thoáng đãng, để mắt làm quen với bóng tối khoảng 15-20 phút bằng cách tránh xa ánh đèn và các thiết bị điện tử. Độ rõ của mưa sao băng còn tùy thuộc vào thời tiết nơi bạn sinh sống.

Siêu hành tinh chứa đầy thứ ma quái nhất vũ trụ, đang tự hủy diệt

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm ra một hướng đi mới trong công cuộc truy tìm "vật chất tối": Chính là trong trái tim...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN