Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng "dũng sĩ bầu trời"

Sự kiện: Khám phá vũ trụ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ngay trong lúc siêu mưa sao băng như tuôn trào từ chòm sao Anh Tiên, bầu trời phương Bắc của Trái Đất có thể "bùng cháy".

Định vị tại TP HCM, trang Date and Time cho biết thời điểm cực đại của một trong những trận mưa sao băng được trông chờ nhất năm - Perseids - sẽ rơi vào đêm ngày 12, rạng sáng 13-8 với khoảng 100 ngôi sao băng tuôn xuống mỗi giờ.

Một trận mưa sao băng Perseids - Ảnh: SKY AND TELESCOPE

Một trận mưa sao băng Perseids - Ảnh: SKY AND TELESCOPE

Cái tên Perseids cho chúng ta gợi ý về nơi các ngôi sao băng sẽ tuôn trào: Từ phía chòm sao Perseus (Anh Tiên), được đặt tên theo người dũng sĩ đã giết nữ thần tóc rắn Medusa trong thần thoại Hy Lạp.

Mặc dù vậy, nguồn gốc thật sự của mưa sao băng Perseids là sao chổi 109P/Swift-Tuttle.

109P/Swift-Tuttle là một sao chổi được phát hiện bởi các nhà thiên văn Lewis Swift vào ngày 16-7-1862 và bởi Horace Parnell Tuttle vào ngày 19-7-1862.

Ngôi sao chổi có đường kính 26 km này đã để lại một chiếc đuôi dài đầy mảnh đá và bụi trong quỹ đạo. Hàng năm Trái Đất của chúng ta đi qua vùng mảnh vỡ đó và tạo nên mưa sao băng, có thể quan sát từ Bắc bán cầu.

Bản đồ bầu trời cho thấy vị trí mưa sao băng tuôn trào (dấu cộng màu vàng) là ngay trên đỉnh đầu hình người dũng sĩ Perseus do chòm sao Anh Tiên tạo thành - Ảnh: SKY AND TELESCOPE

Bản đồ bầu trời cho thấy vị trí mưa sao băng tuôn trào (dấu cộng màu vàng) là ngay trên đỉnh đầu hình người dũng sĩ Perseus do chòm sao Anh Tiên tạo thành - Ảnh: SKY AND TELESCOPE

Cơn mưa sao băng lớn này thực ra đã bắt đầu hoạt động từ ngày 17-7, với số lượng sao băng ban đầu thưa thớt nhưng tăng dần lên.

Sau đêm cực đại, bạn vẫn có thể ngắm trận mưa sao băng này cho đến ngày 24-8, nhưng nó sẽ thưa dần.

Trong khi đó, các quốc gia nằm gần Bắc Cực hơn, ví dụ Canada, Nga và cả một số vùng của nước Mỹ, có thể quan sát đêm cực đại mưa sao băng giữa ánh sáng huyền ảo của cực quang vào đêm 11, rạng sáng 12-8 hoặc đêm 12, rạng sáng 13-8 tùy theo múi giờ.

Điều này là do Mặt Trời đang trong thời kỳ hoạt động đỉnh cao của chu kỳ 11 năm vừa phóng ra cùng lúc 3 quả cầu lửa, tức 3 vụ phóng khối lượng đăng quang (CME),

Các quả cầu lửa này mất từ 12-48 giờ để đến Trái Đất, sẽ lần lượt đập vào từ quyển trong hai ngày 11 và 12-8, gây ra bão địa từ liên tiếp ở cấp G1 và G2, theo Space Weather.

Bão địa từ sẽ gây ra cực quang tuyệt đẹp, nhưng đi kèm theo đó là một số rắc rối, ví dụ làm gián đoạn tín hiệu vô tuyến sóng ngắn và gây nhiễu các hệ thống định vị trong thời gian ngắn.

Nguồn: [Link nguồn]

Một trong các kính viễn vọng không gian của NASA đã không còn chống chịu nổi các cú tấn công từ ngôi sao mẹ đang "nổi giận" của Trái Đất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN