Đêm nay, ngắm sao chổi Halley đổ "mưa ánh sáng" xuống Trái Đất
Những ngày đầu tháng 5, mưa sao băng Eta Aquarids có nguồn gốc từ sao chổi Halley bắt đầu dày đặc với vài chục sao băng bay ngang trời mỗi giờ, nhìn rõ bằng mắt thường ở cả 2 bán cầu.
Theo tờ Space, các nhà thiên văn dự đoán mưa sao băng Eta Aquarids năm nay sẽ có số lượng sao băng lên tới 50 mỗi giờ vào giai đoạn đỉnh điểm, khiến nó trở thành một trận mưa sao băng tương đối lớn.
Mưa sao băng Eta Aquarids - Ảnh: SPACE
Mưa sao băng Eta Aquarids thật ra đã bắt đầu xuất hiện từ ngày 19-4, nhưng với số lượng sao băng thưa thớt hơn. Từ đầu tháng 5, trận mưa mới bắt đầu dày đặc. Theo định vị ở TP HCM bằng công cụ của trang Time and Date, mưa sao băng Eta Aquarids sẽ đạt đỉnh vào đêm ngày 6, rạng sáng ngày 7-5 tại Việt Nam, sau đó suy yếu dần và biến mất hẳn vào ngày 28-5.
Ở các quốc gia Âu - Mỹ, đỉnh điểm của trận mưa sao băng sẽ rơi vào đêm ngày 5, rạng sáng ngày 6-5.
Nhưng ngay đêm nay, với hàng chục ngôi sao băng mỗi giờ, bạn đã có thể thấy nó đủ rực rỡ. Bởi đầu tháng 5 năm nay rơi vào giai đoạn trăng non. Bầu trời tối đen, không bi ảnh hưởng bởi ánh trăng sẽ khiến mưa sao băng hiện rõ và đẹp hơn bao giờ hết.
Các ngôi sao băng như tuôn ra từ chòm sao Bảo Bình (Aquarius) nên trận mưa sao băng mới được đặt tên Eta Aquarids. Vì vậy để quan sát, hãy đi tìm chòm sao Bảo Bình, với hình dáng một chiếc bình nước đang rót xuống Trái Đất.
Điểm phát ra mưa sao băng sẽ là dấu cộng màu vàng nằm ngay phần cổ bình của chiếc "Bảo Bình" được tạo ra bởi chòm sao cùng tên - Ảnh: SKY&TELESCOPE
Nguồn gốc thực sự của trận mưa sao băng là chiếc đuôi đầy đá bụi của sao chổi Halley nổi tiếng. Ngôi sao chổi này mất 76 năm để quay hết một vòng quanh Mặt Trời và phải đến năm 2061 người Trái Đất mới có dịp quan sát nó.
Tuy nhiên mỗi năm Trái Đất đều bay qua chiếc đuôi đá bụi của sao chổi Halley tới 2 lần, tạo ra 2 trận mưa sao băng là Eta Aquarids và Orionids.
Để ngắm mưa sao băng rõ ràng nhất, bạn nên chọn một vùng không gian thoáng đãng và tạm rời các thiết bị điện tử để mắt làm quen với bóng tối khoảng 15-20 phút, sau có cứ ngước nhìn lên bầu trời và chiêm ngưỡng nó bằng mắt thường.
Từ ban công của mình ở Rome, nhà vật lý thiên văn Gianluca Masi đã chụp được hình ảnh hiếm có về bầu trời đêm với 4 hành tinh gồm Sao Mộc, Sao Kim, Sao Hỏa và Sao Thổ (cộng...
Nguồn: [Link nguồn]