Đêm nay, bầu trời Việt Nam xuất hiện "cực đỉnh" mưa sao băng 2.500 tuổi

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Đêm cực đỉnh của mưa sao băng Lyrids, một trong những mưa sao băng lâu đời nhất được nhân loại ghi nhận, sẽ ứng với tối 22 rạng sáng 23 theo giờ Việt Nam.

Theo trang Time and Date, nếu đang ở TP HCM, bạn có thể quan sát đêm cực đỉnh của mưa sao băng Lyrids từ 10 giờ đêm thứ tư 22-4 đến 6 giờ sáng thứ 5 ngày 23-4. Xuất hiện vào giai đoạn không có mặt trăng nên việc quan sát đêm cực đỉnh của Lyrids sẽ khá dễ dàng, nhất là ở những nơi không khí tốt, bầu trời trong lành.

Cách xác định diểm phát ra mưa sao băng Lyrids (dấu +) dựa vào chòm sao Lyra, Hercules và Draco - ảnh: EARTH SKY

Cách xác định diểm phát ra mưa sao băng Lyrids (dấu +) dựa vào chòm sao Lyra, Hercules và Draco - ảnh: EARTH SKY

Để quan sát, bạn cần tìm một nơi trống trải, có thể là ban công, sân thượng một tòa nhà cao tần, hoặc ngoài vườn rộng. Hãy tắt các thiết bị điện để mắt làm quen với bóng tối khoảng 15-20 phút, mưa sao băng sẽ hiện rõ hơn.

Sở dĩ có tên Lyrids là vì mưa sao băng này trông như phát ra từ điểm gần chòm sao Lyra (Thiên Cầm) có hình dáng một cây đàn lia mà các thiên thần trong thần thoại hay sử dụng. Bạn cần tìm chòm sao này.

Những ngôi sao băng thuộc Lyrids vốn là những quả cầu lửa bắt nguồn từ phần đuôi đầy mảnh vụn của sao chổi Thatcher, vật thể quay quanh mặt trời mỗi 415 năm. Để trực tiếp nhìn thấy sao chổi này, người trái đất phải chờ đợi đến tận năm 2276.

Mưa sao băng Lyrids là một trong những trận mưa sao băng lâu đời nhất được nhân loại quan sát và ghi nhận. Từ 2.500 năm về trước, mưa sao băng Lyrids đã được mô tả trong các văn bản lịch sử của Trung Quốc.

Nguồn: [Link nguồn]

1001 thắc mắc: Sao băng lao nhanh thế nào, vì sao bốc cháy trên không trung?

Sao băng là một tia lửa thoáng hiện trên bầu trời, trên thực tế nó không phải là một ngôi sao rơi khỏi bầu trời mà là...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo A. Thư (Theo Space, Earth Sky) ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN