Dell và Microsoft cấp phép chéo bằng sáng chế trong 30 năm

Microsoft và Dell đã ký một thỏa thuận cấp phép chéo bằng sáng chế để có thể những công nghệ tiên tiến của nhau mà không vướng phải vấn đề pháp lý.

Trong đó, Dell sẽ trả tiền bản quyền cho Microsoft để bảo vệ các sản phẩm chạy hệ điều hành Chrome và Android của mình. Đổi lại, Dell sẽ tiến hành cấp phép những sáng chế khác cho Microsoft, thông tin cụ thể không được tiết lộ nhưng có thể liên quan đến bộ sản phẩm game console Xbox.

Dell và Microsoft cấp phép chéo bằng sáng chế trong 30 năm - 1

Dell và Microsoft cấp phép chéo bằng sáng chế trong 30 năm.

Theo đại diện của cả Microsoft và Dell, thỏa thuận giữa hai bên sẽ kéo dài trong thời gian lên đến 30 năm. Việc chia sẻ giấy phép bằng sáng chế sẽ giúp cả Microsoft và Dell tránh những vụ kiện tụng lẫn nhau trong tương lai để tập trung hơn nữa vào việc hoàn thiện sản phẩm của mình.

Trước đó, Microsoft đã ký cấp phép một số lượng giấy phép bằng sáng chế cho các công ty sản xuất thiết bị Android khác, như Samsung, Acer, Foxconn, Onkyo, Velocity Micro, ViewSonic, Wistron,...

Với thỏa thuận mới này, Dell cho thấy ý định bắt đầu di chuyển ra khỏi sự phụ thuộc của họ vào Microsoft, còn Microsoft bắt đầu thực thi các quyền bảo vệ sáng chế của mình. Mặc dù Dell đã bỏ rơi tablet Streak chạy Android vào năm 2011, nhưng vào năm ngoái Dell đã có những bước đẩy mạnh vào không gian tablet với sự xuất hiện của dòng Venue. Ngoài ra Dell cũng đã cho ra mắt một Chromebook chạy hệ điều hành Chrome OS của Google.

Trong khi đó, Google được cho là vẫn chưa có những hành động pháp lý nào để bảo vệ các đối tác OEM của mình. Vào năm 2011, Microsoft đã yêu cầu Google làm việc này nhưng "ông trùm" internet vẫn không đáp ứng. Cho đến nay, đại diện của Google vẫn chưa đưa ra những bình luận liên quan đến vấn đề này.

Việc Dell ký kết trả tiền bản quyền cho Microsoft để sử dụng Android và Chrome OS cho thấy nhiều đối tác OEM khác sẽ sớm có những bước đi theo Dell để tránh những nguy cơ kiện tụng không mong muốn, ngoại trừ HP vì công ty này đã từng ký thỏa thuận cấp phép chéo với Microsoft vào năm 2009.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN