Đề xuất phạt nặng để răn đe hành vi buôn bán hàng giả, hàng cấm

Bộ Công Thương vừa đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đề xuất phạt nặng để răn đe hành vi buôn bán hàng giả, hàng cấm - 1

Tình trạng rao bán hàng cấm như thiết bị lắp ráp súng xuất hiện tràn lan trên mạng. Ảnh Internet

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển, thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng phương thức thương mại điện tử để thực hiện các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, cung cấp thông tin sai lệch để lừa dối người tiêu dùng, lợi dụng phương thức này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cá nhân khác…

Bộ Công Thương nhận định, từ yêu cầu của hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thực tế đòi hỏi một số quy định tại Nghị định số 185/2013 phải được sửa đổi, bổ sung để tăng tính răn đe, phòng ngừa và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính, tính khả thi và hiệu quả của việc xử phạt vi phạm hành chính, góp phần bảo vệ trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại trên thị trường.

Theo đó, phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như: buôn bán hàng hóa khác mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên: buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên.

Bên cạnh đó, còn có hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định; tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 1-3 tháng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm…

Biện pháp khắc phục hậu quả gồm buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc thu hồi tiêu hủy hàng cấm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định…

Facebook tuyên bố ”cấm cửa” các nhà bán hàng quảng cáo sai lệch về sản phẩm

Facebook cho biết sẽ xóa bỏ các doanh nghiệp thương mại điện tử xuất hiện tràn lan trên newsfeed của người dùng bằng những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo P.V ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN