Để phòng tránh mất tiền vào tay hacker, hãy tham khảo website này của Google

Sự kiện: Google

Website do Google phối hợp cùng Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, thuộc Bộ TT&TT) xây dựng.

Google vừa thông báo hợp tác cùng Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) ra mắt website dauhieuluadao.com (Dấu hiệu Lừa đảo), nhằm nâng cao nhận thức về lừa đảo trực tuyến đang gia tăng cả về phương thức lẫn số lượng. Đây là một trong nhiều hoạt động thuộc chương trình "An toàn hơn cùng Google" đã ra mắt dành cho người Việt trong năm 2021.

Để phòng tránh mất tiền vào tay hacker, hãy tham khảo website này của Google - 1

Website dauhieuluadao.com cung cấp các tình huống lừa đảo điển hình, giúp người dân nhận biết các phương thức lừa đảo rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới, và các "nguyên tắc vàng" trong hành xử để tự ngăn chặn. Trang web được xây dựng dựa trên Scamspotter.org, một dự án kết hợp giữa Google và Mạng lưới Hỗ trợ An ninh mạng Hoa Kỳ (Cybercrime Support Network).

Với dauhieuluadao.com, NCSC hợp tác cùng Google để bản địa hóa một số nội dung; đồng thời xây dựng, bổ sung các tình huống lừa đảo điển hình thường xảy ra với người dân Việt Nam. Website cũng được NCSC tích hợp vào Cổng không gian mạng quốc gia tại địa chỉ https://khonggianmang.vn/, để người dân dễ dàng sử dụng và tra cứu khi cần thiết.

Như tên gọi, website dauhieuluadao.com mang đến những thông tin nhận diện phương thức và nội dung lừa đảo phổ biến của tội phạm mạng. Các đối tượng này thường tập trung vào các nhóm tin giật gân, tin giả mạo thông báo của công ty hay từ người thân quen, hoặc đe dọa bằng cách giả mạo cơ quan chức năng, giả mạo nhân viên sàn thương mại điện tử hoặc các thương hiệu lớn, dùng nhiều chiêu trò đánh vào tâm lý đối tượng khiến họ trở nên bị động và dễ bị dẫn dắt vào bẫy của kẻ lừa đảo.

Tại Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, tình hình lừa đảo trực tuyến trở nên phức tạp với những con số thiệt hại ngày càng lớn, từ các thẻ cào mệnh giá vài trăm ngàn đồng nạp cho kẻ giả mạo đến hàng trăm triệu đồng chuyển khoản ngân hàng vì tin rằng "người thân" đang gặp sự cố khẩn cấp, cá biệt có những nạn nhân thiệt hại lên đến hàng tỉ đồng vì rơi vào bẫy lừa đảo qua email, điện thoại hoặc các hình thức lừa đảo trực tuyến như kêu gọi đầu tư tài chính online.

Không chỉ mang tới nội dung nhận diện lừa đảo mạng, website dauhieuluadao.com còn có bài kiểm tra thực tế dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm hữu ích cho người dùng, bao gồm các hình thức nhận dạng lừa đảo:

- Thẻ quà tặng.

- Tin tốt bất ngờ như trúng thưởng giải đặc biệt.

- Yêu cầu cung cấp thông tin qua điện thoại hay email từ đại diện cơ quan chức năng.

- Liên hệ từ một bên cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước mà bạn đang sử dụng.

- Tin nhắn giả mạo từ tài khoản mạng xã hội của người thân yêu cầu nạp tiền, nạp thẻ điện thoại, hay chuyển khoản.

Để phòng tránh mất tiền vào tay hacker, hãy tham khảo website này của Google - 2

Trước đó, Google cũng đã phối hợp cùng NCSC ra mắt công cụ Trắc nghiệm về Lừa đảo qua mạng (Phishing Quiz) - một quy trình rất hữu ích để kiểm tra mức độ nhận biết các hình thức lừa đảo trên Internet, cụ thể là hình thức lừa đảo qua email.

“Phishing” là một hình thức lừa đảo trực tuyến, thường nhằm mục tiêu đánh cắp dữ liệu cá nhân, cài mã độc vào máy tính của nạn nhân. Đây là phương thức thường sử dụng email để lừa đảo và mục tiêu tấn công thường là hàng loạt và không rõ ràng. ”Scam” là từ chỉ lừa đảo nói chung, nhưng phương thức này thường có mục tiêu tập trung vào đối tượng cụ thể và rõ ràng hơn. Mục đích của lừa đảo scam thường liên quan đến việc lừa tiền của đối tượng nhắm đến.

Đồng hành cùng Google và NCSC giúp người dùng nhận biết chiêu trò lừa đảo một cách trực quan hơn, chiến dịch lần này có sự góp sức của nhiều nhà sáng tạo nội dung YouTube nổi tiếng trong chủ đề cảnh giác, chống lừa đảo như: Anh Thám Tử, Hay Online, Thám tử Nhí, Bà Lão Thám Tử, BabyKopo Home, Rikaki Gaming, Dalin Vlog, Saigon Tếu,... Nội dung của các video chủ yếu xoay quanh những tình huống lừa đảo thực tế thường có, song vẫn còn nhiều người dân chủ quan, cả tin dẫn tới mắc bẫy.

Nguồn: [Link nguồn]

”Tuyệt đối không click vào link lạ, không cung cấp OTP/mật khẩu cho bất kỳ ai”

Đó là cảnh báo liên tục được các ngân hàng, ví điện tử gửi tới người dùng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Google Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN