Dạy trẻ tự sát, đăng video ấu dâm, YouTube có còn an toàn?

Sự kiện: Youtube

Từng tràn ngập những video hoạt hình “Spider man và Elsa” trá hình mang nội dung dung tục, giờ mạng xã hội YouTube lại bị người dùng tẩy chay vì chứa video hướng dẫn tự sát, tự làm hại bản thân, thậm chí đe dọa...

Video dạy trẻ cách… tự sát

Thời gian gần đây, trào lưu Momo trên YouTube đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, gắn với nó lại là nỗi bất an và phẫn nộ.

Một trong số những nội dung này là nhân vật kỳ dị có nguồn gốc từ "Thử thách Momo". Thử thách này được cho là trào lưu đến từ Anh. Cụ thể, một người phụ nữ đầu người mình gà với mái tóc đen, làn da nhợt nhạt, mắt lồi sẽ hướng dẫn người dùng cách tự làm hại bản thân.

Dạy trẻ tự sát, đăng video ấu dâm, YouTube có còn an toàn? - 1

Cô bé Callie Astill ám ảnh khuôn mặt của Momo tới mức nhiều lần đập đầu vào tường và gặp ác mộng hằng đêm.

Ban đầu, Momo là một tác phẩm điêu khắc có tên "Chim mẹ" của nghệ sĩ Nhật Bản Keisuke Aisawa. Tác phẩm được trưng bày vào năm 2016 tại Phòng triển lãm Vanilla ở Tokyo.

Tuy nhiên, hình ảnh kinh dị này đã được kẻ xấu sử dụng cho một thử thách khiến người chơi có thể trầm cảm và nung nấu ý định tự sát. Trong hình dáng Momo, kẻ xấu sẽ liên lạc với người chơi qua Messenger hoặc WhatApps, buộc họ làm theo những hành động có thể gây hại cho bản thân.

Búp bê Momo lồng ghép trong các video hoạt hình với những câu nói ám ảnh: "Ngủ ngon nhé, người bạn nhỏ. Và hãy nhớ về tôi"

Callie Astill, 7 tuổi, đã bịt tai la hét và bật khóc khi Victoria Turner hỏi về nhân vật đáng sợ Momo. Người mẹ này chỉ hỏi con sau khi đọc được các bài đăng trên mạng xã hội, kêu gọi các bậc cha mẹ cảnh giác về quái vật Momo xuất hiện trên các video từ YouTube Kids.

Trong thời gian dài, cô bé bị ám ảnh bởi gương mặt Momo, không thể ngủ yên hàng đêm và thường xuyên gặp ác mộng.

Mẹ cô bé chia sẻ: “Con bé kể với tôi là vẫn nhìn thấy khuôn mặt đó. Con bé sợ đến nỗi không dám đi vệ sinh một mình. Con bé thỉnh thoảng tự đập đầu vào tường và đòi về nhà, không chịu đi ngủ”.

Nạn nhân của Momo không dừng lại ở đó. Hai đứa con tội nghiệp của Caiarama Ashby - bà mẹ trẻ ở Auckland, New Zealand cũng là nạn nhân của những video độc hại này trên YouTube. Cô Ashby cho biết, ngay khi cô nhắc đến nhân vật đáng sợ này, hai con cô bỗng dưng bật khóc. Cậu con trai 7 tuổi thậm chí cầu xin mẹ: “Đừng nhắc tên nó. Nó đến giết nhà mình mất thôi”.

Lúc này, hai anh em mới thú nhận việc tham gia thử thách Momo. Theo đó, họ sẽ bị giết nếu dừng xem video. Khi mẹ phát hiện, hai đứa trẻ năn nỉ mẹ chuyển nhà sang thành phố khác để tránh bị quái vật đuổi giết.

Dạy trẻ tự sát, đăng video ấu dâm, YouTube có còn an toàn? - 2

YouTube chứa nhiều video dạy trẻ cách... tự sát.

Với những đứa trẻ, lời đe dọa của Momo thực sự đáng sợ. Các em không dám làm trái ý nó vì sợ quái vật sẽ giết bố mẹ mình. Nhiều em buộc phải tiếp tục xem các video và càng thêm hoảng loạn.

Ngày 28/2 có một bé gái 5 tuổi cũng trong tình trạng hoảng loạn đã tự cắt tóc mình theo lời một video. Bé đã tự cắt tóc ở nhà, và được bố mẹ đưa đến tiệm tóc để sửa lại tạm thời phần bị cắt.

Đáng sợ hơn, ngoài Momo, một số video "nhái" Peppa Pig và nhiều series hoạt hình đang ẩn chứa nội dung hướng dẫn trẻ tự làm đau mình như cắt tay, đánh người... thậm chí tự sát.

Chỉ vài phút sau đoạn mở đầu nhẹ nhàng là một gương mặt kinh dị kèm đó là một giọng nói robot mà bất cứ ai nghe thấy cũng phải sởn da gà.

“Cắt chân của cậu đi và cậu sẽ không bao giờ gặp tớ”, giọng nói kinh dị vang lên. “Cắt cổ tay và bố mẹ bạn sẽ không bao giờ thấy tớ”.

Thử thách Momo có thể là một "Cá voi xanh" thứ hai. Trước đây, trào lưu "Cá voi xanh" đã khiến 130 thiếu niên tại Nga mất mạng vì những hành động làm theo trào lưu này.

"Thử thách Cá voi xanh" trở thành trào lưu nguy hiểm trong giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới, dẫn đến hàng trăm vụ tự tử thương tâm. Theo ghi nhận của giới truyền thông nước Nga, đã có hàng trăm thanh thiếu niên xứ sở bạch dương, nơi ra đời trò chơi nguy hiểm này, đã tự tử để trở thành "người chiến thắng”!

Tuy nhiên, Google lại phủ nhận chuyện có video Momo Challenge trên YouTube và YouTube Kids. Trong một động thái tích cực hơn,  Google tuyên bố sẽ xóa các video vi phạm nếu có.

Video và bình luận ấu dâm

Trước đây, đã từng có một xu hướng xấu nở rộ lên về việc người thật mặc đồ Elsa, Spider-Man để đóng các video YouTube nội dung người lớn, phản cảm nhưng vẫn đạt hàng triệu view và lợi nhuận khổng lồ về lâu dài vì trẻ em dễ bị thu hút. 

Dạy trẻ tự sát, đăng video ấu dâm, YouTube có còn an toàn? - 3

Tưởng là phim hoạt hình người nhện và Elsa, hóa ra lại là thế này...

Cộng đồng mạng xôn xao vì hàng loạt clip nhảm gắn mác trẻ em có tựa đề "Người nhện và Nữ hoàng Băng giá". Hình ảnh công chúa Elsa và người nhện cùng nhiều clip có nhân vật được tạo hình giống các nhân vật nổi tiếng, quen thuộc nhưng nội dung nhảm nhí với đầy cảnh bạo lực, hở hang, gợi dục... giăng đầy trên mạng khiến phụ huynh tá hỏa. 

Không chỉ có video mang nội dung ấu dâm, nhiều bình luận xấu dưới bài viết cũng không được YouTube kiểm duyệt kỹ. Sau khi bị chỉ trích dữ dội từ dư luận vì buông lỏng quản lý những nội dung đồi trụy này, cuối tháng 2 vừa rồi, YouTube vừa thẳng tay gỡ bỏ hàng loạt nội dung ấu dâm.

Ngay sau khi báo cáo trên xuất hiện, YouTube đã chấm dứt hơn 400 kênh chia sẻ video đăng các bình luận về các video có trẻ em.

Đây không phải lần đầu tiên, YouTube bị các thương hiệu lớn tẩy chay. Trước đó, bài viết trên The Times của Anh, dẫn chứng về việc nhiều quảng cáo của các tập đoàn lớn xuất hiện trước và trong các video clip có nội dung không phù hợp, chẳng hạn như những cảnh bé gái chỉ mặc chiếc quần nhỏ, đang vệ sinh cá nhân hoặc nằm ngủ. Bên dưới video là nhiều lời bình luận thô tục từ những kẻ bị cho là mang tư tưởng ấu dâm.

Đầu năm 2017, YouTube cũng đối mặt với làn sóng rút quảng cáo từ rất nhiều nhãn hàng lớn do không đảm bảo tính an toàn cho người dùng.

Đáng sợ hơn, hậu quả để lại không phải những thứ có thể đo lường được mà ăn sâu trong tâm trí trẻ nhỏ. Chúng ta không thể biết được đứa trẻ khi tiếp xúc với các cảnh bạo lực, tình dục hay những lời lẽ dung tục sẽ có suy nghĩ, thay đổi gì trong đầu. Nhiều chuyên gia nghiên cứu xã hội nói rằng, những ảnh hưởng tiêu cực như vậy có thể sẽ theo trẻ em trong suốt nhiều năm và ảnh hưởng tâm lý trong giai đoạn phát triển.

Chiều 18/1/2017, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông) đã có 2 quyết định xử phạt hành chính đối với  một cá nhân là ông Trà Ngọc Hải, chủ sở hữu kênh YouTube “Spiderman Frozen Marvel Superhero Real Life” do đăng nội dung dung tục, ấu dâm trên kên này.

Đơn vị thứ 2 bị xử phạt là Công ty cổ phần NVU (Yeah1 Network) có địa chỉ tại quận 1, TP. HCM. Đợn vị này bị xử phạt do “không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật”. Công ty đã bị áp dụng hình thức xử phạt với số tiền 20 triệu đồng.

Từ vụ clip Momo tràn ngập YouTube: Năng lực bảo vệ trẻ em trên mạng đang ở mức yếu kém

Đại diện Cục Trẻ em, Bộ LĐ,TB&XH thẳng thắn cho rằng năng lực quản lý, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiện còn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Sơn Ca ([Tên nguồn])
Youtube Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN