Dấu hiệu giúp người dùng nhận biết biên lai chuyển khoản bị giả mạo khi giao dịch

Sự kiện: Công nghệ

Ngày nay, hình thức giao dịch online trở nên phổ biến được nhiều người lựa chọn, nhất là thế hệ Z. Tuy nhiên, hình thức giao dịch này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo. Trong thực tế đã có những vụ lừa đảo liên quan tới biên lai chuyển khoản giả. Vậy cách nhận biết biên lai chuyển khoản giả như thế nào?

Một số hình thức lừa đảo bằng bill chuyển tiền giả

Các đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi trong việc tạo ra các biên lai chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản. Có thể những đối tượng xấu sẽ đóng vai người mua hàng rồi thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản sau đó cho bạn xem biên lai. Nếu bạn không kiểm tra kỹ mà vội vàng giao hàng thì rất dễ bị lừa bởi đó là biên lai giả.

Dấu hiệu giúp người dùng nhận biết biên lai chuyển khoản bị giả mạo khi giao dịch - 1

Ngoài ra, khi cho người khác vay, mượn tiền bạn cũng cần cảnh giác. Hay những trường hợp đưa tiền mặt để nhờ chuyển tiền vào tài khoản cũng vậy. Có thể người vay, đổi tiền sẽ đưa cho bạn một cái biên lai chuyển khoản giả. Nếu không kiểm tra kỹ thì bạn sẽ bị lừa mất tiền.

Cách nhận biết biên lai chuyển khoản giả

Mọi giao dịch chuyển khoản qua Internet banking đều phải có mã giao dịch. Và mỗi giao dịch sẽ có một mã duy nhất. Do đó, bạn hãy kiểm tra mã giao dịch để biết đây là biên lai thật hay giả.

Thông thường thời gian nhận được tiền chỉ từ 15 - 30 phút sau khi chuyển khoản thành công. Đối với những giao dịch nhanh chỉ mất chưa tới 1 phút tài khoản của bạn đã “ting ting". Vì vậy, nếu đối phương đưa cho bạn biên lai giả thì sẽ không nhận được tiền.

Dấu hiệu giúp người dùng nhận biết biên lai chuyển khoản bị giả mạo khi giao dịch - 2

Nếu người chuyển khoản sử dụng chuyển tiền trong cùng ngân hàng thì số tiền này sẽ được chuyển qua ngay lập tức. Và nếu như khoảng 5 phút trôi qua mà vẫn chưa thấy số tiền đó được chuyển qua nhưng người kia đã gửi biên lai chuyển tiền cho bạn thì khả năng cao đó là biên lai giả.

Cuối cùng, một số kẻ gian lấy lý do chuyển khoản vào thứ Sáu nên giao dịch chậm trễ. Hay ngân hàng đó đang bảo trì nên thực hiện chuyển khoản rồi nhưng vẫn chưa thành công. Người dùng cũng nên cảnh giác để tránh mất tiền oan.

Cách đề phòng với các biên lai chuyển khoản giả

Đầu tiên, bạn cần phải nắm rõ về các giao dịch mua bán, chuyển khoản online. Cách dùng ứng dụng Internet banking của ngân hàng và các điều khoản kèm theo. Khi thực hiện bất cứ trao đổi nào, bạn cần kiểm tra thật kỹ. Không chỉ nhìn biên lai của đối phương mà cần kiểm tra cả sao kê tài khoản của mình.

Hiện nay, các ngân hàng đều có dịch vụ thông báo số dư qua SMS. Bạn có thể đăng ký nhận thông báo qua tin nhắn ngay cả khi không có mạng Internet. Đối với các giao dịch tại trụ sở ngân hàng, bạn cần kiểm tra “Uỷ nhiệm chi” của ngân hàng kèm dấu và chữ ký của nhân viên xác thực.

Cách khắc phục eSIM của Mobi, Vina, Viettel bị lỗi ”không có dịch vụ”

Trong quá trình sử dụng eSIM, đôi khi vì một vài nguyên nhân mà eSIM sẽ gặp phải trục trặc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Sơn Trần (tổng hợp) (Tiền Phong)
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN