Đáp trả Vương quốc Anh, Apple dọa gỡ iMessage khỏi iPhone

Sự kiện: Apple

Các đề xuất của chính phủ Vương quốc Anh có thể gây ảnh hưởng đến người sử dụng iMessage.

Theo TechRadar, gã khổng lồ Cupertino đã đệ trình một văn bản phản đối dài 9 trang để đáp trả những đề xuất thay đổi mà chính phủ Vương quốc Anh muốn thực hiện đối với Đạo luật Quyền hạn Điều tra (Investigatory Powers Act) của vùng lãnh thổ này.

Theo đó, Apple tuyên bố rằng họ thà vô hiệu hóa iMessage và FaceTime trên các sản phẩm Apple tại Vương quốc Anh, còn hơn phải triển khai một cửa hậu (backdoor) bên trong tính năng mã hóa đầu cuối (End-to-end encryption - E2EE) của hãng.

Apple muốn rút iMessage và FaceTime khỏi iPhone thay vì mở cửa hậu cho chính phủ UK.

Apple muốn rút iMessage và FaceTime khỏi iPhone thay vì mở cửa hậu cho chính phủ UK.

Lập trường gay gắt của Apple được đưa ra trong bối cảnh chính phủ đang đề xuất rằng những nhà phát triển ứng dụng sẽ phải thông báo cho Bộ Nội vụ Vương quốc Anh về bất kỳ tính năng bảo mật nào đã được lên kế hoạch trước khi chúng được giới thiệu với dịch vụ của họ.

Điều này được thực hiện bằng cách kích hoạt một cửa hậu cho phép chính phủ quét các tin nhắn được mã hóa đầu cuối để tìm nội dung đáng ngờ và bất hợp pháp. Đồng thời, phải thực hiện các thay đổi bảo mật chính phủ Vương quốc Anh yêu cầu mà không thông báo cho người dùng.

Chính phủ cũng lập luận rằng những thay đổi chính sách này không phải để tạo ra các quyền lực mới, thay vào đó chỉ đơn giản là sửa đổi lại luật cũ từ năm 2016 để trở nên phù hợp với những tiến bộ công nghệ ngày nay.

Apple cho biết suy nghĩa của cơ quan chính phủ quá phi thực tiễn và hãng không thể tuân thủ các thay đổi. Công ty sẽ không thể thực hiện được những thay đổi về các tính năng bảo mật của ứng dụng mà không phát hành bản cập nhật cho chúng, đồng nghĩa với việc không thể thực hiện các thay đổi một cách bí mật như chính phủ Vương quốc Anh mong muốn.

Ngoài ra, những thay đổi mà công ty thực hiện sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cư dân Vương quốc Anh mà còn ảnh hưởng đến tất cả người dùng iMessage và FaceTime. Apple lập luận rằng điều này sẽ khiến dịch vụ của họ trở nên tồi tệ đối với mọi người.

Vì một cửa hậu không chỉ cấp cho chính phủ Vương quốc Anh quyền truy cập vào bất kỳ tin nhắn nào được gửi qua các dịch vụ của Apple - cho dù chúng có được gửi từ bên trong Vương quốc Anh hay không - mà cửa hậu cũng sẽ tồn tại cho tất cả mọi người. Các chính phủ khác cũng có thể muốn khai thác nó, các nhóm tin tặc cũng sẽ lạm dụng cửa hậu để đọc iMessages của người dùng. Vì những rủi ro bảo mật này, Apple cho biết họ không thể tuân theo các quy tắc mới.

Apple không chấp thuận rủi ro bảo mật cho cơ sở người dùng của công ty.

Apple không chấp thuận rủi ro bảo mật cho cơ sở người dùng của công ty.

Ngoài Apple, hiện ứng dụng nhắn tin Signal cũng đang bày tỏ việc muốn rời khỏi Vương quốc Anh vì những đề xuất mới.

Việc loại bỏ iMessage và FaceTime có thể gây bất tiện cho rất nhiều khách hàng của Apple và khiến công ty mất thị phần vào tay Android. Tuy nhiên, Vương quốc Anh chỉ là một phần nhỏ trong thị trường toàn cầu rộng lớn của công ty. Apple có thể kiên quyết và rút các dịch vụ của mình để đảm bảo tất cả các khách hàng khác của họ không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của chính phủ Vương quốc Anh.

Thời gian tham vấn cho luật mới sẽ kết thúc vào ngày 31/7, sau thời gian đó, cần chờ xem chính phủ muốn tiến hành như thế nào. Luật mới sẽ cần được Quốc hội Vương quốc Anh đồng ý trước khi nhận được sự đồng ý của Hoàng gia từ Vua Charles và có hiệu lực.

Máy tính MacBook của Apple có thể nhiễm ransomware không?

Các sản phẩm của Apple từ lâu đã nổi tiếng với khả năng bảo mật rất cao, vậy ransomware có thể tấn công vào các máy tính của hãng này hay không?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BẠCH NGÂN ([Tên nguồn])
Apple Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN