Đã giải mã được bí mật đằng sau khả năng tự tái tạo thân thể của sứa biển
Giới khoa học từ lâu luôn không thể hiểu được vì sao loài sứa biển lại có thể tái tạo lại những bộ phận bị mất trên cơ thể.
Theo BGR, sứa biển từ lâu đã khiến các nhà khoa học ngạc nhiên với khả năng tái tạo chi, giúp mọc lại những xúc tu đã bị đứt. Nhưng bí ẩn chính xác về cách chúng làm được điều này vẫn luôn khiến nhiều người đau đầu. Giờ đây, một bước đột phá mới đã hé lộ phần nào câu trả lời, giúp hiểu rõ hơn quá trình tái tạo cơ thể kỳ diệu của loài sứa.
Trước khi đi sâu vào phát hiện mới, hãy cùng tìm hiểu cơ chế tái tạo thân thể điển hình ở động vật. Sao biển, kỳ nhông, thậm chí cả thủy tức, đều có khả năng tái tạo các bộ phận cơ thể bị mất. Chúng thực hiện điều này thông qua một quá trình sửa chữa gọi là "blastema", tương tự như tế bào gốc, chúng phân tách liên tục để tái tạo các phần còn thiếu.
Các tế bào của loài sứa đặc biệt hơn so với những loài có thể tái tạo cơ thể khác.
Mặc dù đã nghiên cứu “blastema” ở một số loài, các nhà khoa học vẫn chưa thể hiểu rõ cách chúng hình thành ở sứa biển, khiến khả năng tái tạo xúc tu của chúng trở thành một điều bí ẩn. Cuối cùng, nghiên cứu mới đây đã tìm ra nguồn gốc của “blastema” ở sứa biển, mở ra cánh cửa giải mã thêm bí mật về khả năng kỳ lạ này.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Biology, sứa tạo ra “blastema” xung quanh vùng bị thương, cho phép chúng mọc lại xúc tu. Điều đặc biệt là các tế bào tạo blastema chỉ tập trung xung quanh vết thương, chứ không phân bố đều ở gốc xúc tu như nhiều loài khác.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng sứa có thể mọc lại xúc tu trong vòng chưa đầy 24 giờ, với blastema hình thành gần như ngay lập tức sau khi bị thương. Thêm vào đó, dựa trên cách thức tái tạo chi mới, các nhà nghiên cứu tin rằng việc này không liên quan đến thức ăn của chúng.
Mặc dù đã có những bước tiến đáng kể, bí ẩn về nguồn gốc chính xác của các tế bào blastema ở sứa vẫn chưa được giải mã. Cho đến khi vấn đề này được giải quyết, bản chất chính xác của quá trình tái sinh xúc tu ở sứa vẫn còn là một bí ẩn, giống như trường hợp của loài sứa bất tử.
Nhìn chung, nghiên cứu mới này đã mở ra một cánh cửa quan trọng trong việc hiểu cơ chế tái tạo xúc tu của sứa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần khám phá để giải mã hoàn toàn bí ẩn kỳ diệu của thiên nhiên này.
Một nhóm các nhà khoa học Bắc Mỹ đã tiêu diệt được 99% tế bào ung thư trong các thử nghiệm.
Nguồn: [Link nguồn]