Đã có mốc thời gian cho lần phóng lại của sứ mệnh Artemis I
NASA cho biết sẽ một lần nữa thực hiện việc phóng tên lửa thế hệ mới lên Mặt Trăng vào ngày 3/9.
Theo Digital Trends, vào thứ Hai ngày 29/8, NASA đã thất bại trong việc đưa tên lửa của sứ mệnh Artemis I lên bầu trời, sau khi các kỹ sư phát hiện ra sự cố với một trong các động cơ ngay trước khi cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida (Mỹ).
NASA cho biết họ sẽ thực hiện nỗ lực thứ hai để phóng tên lửa lên Mặt Trăng vào thứ Bảy ngày 3/9. Cơ quan vũ trụ cho biết họ có kế hoạch khởi động chuyến bay Artemis I ở trạng thái đếm ngược vào lúc 14 giờ 17 phút ngày 3/9 (theo giờ EST), tức khoảng 1 giờ 17 phút sáng ngày 4/9 (theo giờ Việt Nam).
Bệ phóng vẫn mở cho đến 16 giờ 17 phút (theo giờ EST), khoảng 3 giờ 17 phút sáng (theo giờ Việt Nam) để phòng trường hợp bộ đếm ngược thời gian cần được tạm dừng tại bất kỳ thời điểm nào.
Sau thất bại, NASA sẽ tiếp tục phóng tên lửa của sứ mệnh Artemis I vào ngày 3/9.
Có rất nhiều sự thất vọng khi NASA ngừng phóng tên lửa vào thứ Hai. Sự kiện thu hút lượng người theo dõi khổng lồ xếp hàng dọc theo Space Coast để chờ xem tên lửa mạnh nhất từ trước đến nay của cơ quan này bay lên vũ trụ. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người khác đón xem trực tuyến.
Nhưng đồng hồ đếm ngược đã bị dừng lại ở mốc 40 phút khi các kỹ sư phát hiện ra sự cố với động cơ số 3 của tên lửa SLS, do không thể giải quyết vấn đề kịp thời, nhóm nghiên cứu quyết định dừng việc phóng tên lửa.
Sứ mệnh Artemis I sẽ đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên du hành vũ trụ mới với hy vọng cuối cùng của NASA là sẽ lần đầu tiên con người đặt chân lên được sao Hỏa. Nhiệm vụ đầu tiên này được thiết kế để thử nghiệm tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion mới. Khi ở trong không gian, tàu Orion sẽ bay quanh Mặt Trăng, đến cách bề mặt của Mặt Trăng khoảng 62 dặm, trước khi quay trở lại Trái Đất vào 6 tuần sau đó.
Tiếp theo đó, Artemis II sẽ bay theo cùng một lộ trình nhưng sẽ có các phi hành gia trên tàu. Cuối cùng là Artemis III, có thể diễn ra vào đầu năm 2025, nhằm mục đích đưa người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng.
Nguồn: [Link nguồn]
Sự xuất hiện của động vật đem lại luồng sinh khí cho Trái Đất, tuy nhiên thứ định hình nên hành tinh lại là thực vật, từ bên ngoài lẫn bên trong - nghiên cứu mới hé lộ.