Cuộc thi Viet Solutions 2022 do Bộ TT&TT chủ trì, tổng giải thưởng 1,8 tỉ đồng

Cuộc thi nhằm tìm kiếm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Bên lề cuộc thi Viet Solutions 2022, ngày 29/8, hội thảo “Thăm khám sức khỏe Start-up” đã diễn ra tại TP.HCM. Đây là điểm dừng chân cuối cùng của chuỗi sự kiện, sau Hà Nội và Đà Nẵng.

Góp mặt tại hội thảo, bên cạnh các khách mời từ hai phiên trước (bà Trần Mai Anh - founder quỹ Thiện Nhân; ông Nguyễn Thế Duy - founder ADT Creative, CGO Nova Metaverse, Chủ tịch liên minh Metaverse; và ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn truyền thông Lê), còn có các chuyên gia rất “quen mặt” trong cộng đồng khởi nghiệp.

Các khuôn mặt mới trên "ghế nóng" phải kể đến là ông Bùi Quang Minh - nhà sáng lập Beta Group; ông Võ Trần Đình Hiếu - đại diện quỹ Viisa; bà Lê Huỳnh Kim Ngân - quỹ đầu tư mạo hiểm ThinkZone; bà Nguyễn Thị Hiệp  - quản lý cấp cao Delloite; ông Nguyễn Quý Tính - Giám đốc Trung tâm Kinh doanh VAS - Viettel Telecom, cùng đông đảo các start-up tại TP.HCM.

Các diễn giả tại buổi hội thảo “Thăm khám sức khỏe Start-up” tại TP.HCM.

Các diễn giả tại buổi hội thảo “Thăm khám sức khỏe Start-up” tại TP.HCM.

Theo các diễn giả, TP.HCM là thành phố khởi nghiệp số 1 của Việt Nam. Bởi theo thống kê, tổng vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2021 đạt mức kỷ lục với hơn 1,4 tỉ USD, trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP.HCM.

TP.HCM hiện có khoảng 2.000 start-up, trong đó, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin chiếm đến 65%. Thành phố này cũng là địa phương thuộc nhóm 200 thành phố khởi nghiệp toàn cầu năm 2021 (tăng 46 bậc, chiếm vị trí thứ 179).

Đây chính là những lý do ban tổ chức chọn TP.HCM làm cuối cùng của chuỗi hội thảo, với mong muốn truyền cảm hứng cho cộng đồng khởi nghiệp đông đảo nơi đây và thu hút được lượng lớn hồ sơ tham gia mùa giải Viet Solutions 2022. 

Với những kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực khởi nghiệp, các diễn giả đã mang đến chương trình những câu chuyện, những góc nhìn mới mẻ cho các start-up, giúp họ nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của việc thực thi - thực chiến, quá trình vận hành và quản trị doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ hội thảo đã có hoạt động thẩm định, thăm khám sức khỏe start-up của đội ngũ chuyên gia, giúp các nhà khởi nghiệp nhận thức được tình trạng, mức độ phát triển của doanh nghiệp, đồng thời nhận những lời khuyên hữu ích giải quyết những khó khăn trong quá trình gây dựng doanh nghiệp, cũng như cách thức gọi vốn, vận hành doanh nghiệp.

Chẳng hạn, ngay tại hội thảo, có các start-up về giáo dục (có start-up từng lên sóng Shark Tank Việt Nam) đã đặt những vấn đề rất cụ thể như làm sao để gọi vốn được 400.000 USD, làm sao để giữ chân nhân sự cấp trung trong một doanh nghiệp khoảng 100 người. Hay một start-up về tạo nhân vật ảo (MC, KOLs,... ảo) hỏi các khách mời có thể hiểu và giúp được gì cho họ? Một start-up khác về dự án cộng đồng thì mong muốn có lời giải cho việc ngăn nơi khác copy ý tưởng và làm méo mó mục tiêu tốt đẹp của dự án,... Tất cả đều đã được mang ra mổ xẻ trong các phiên thảo luận.

Viet Solutions là cuộc thi do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, Cục Chuyển đổi số Quốc gia và Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel đồng tổ chức, nhằm tìm kiếm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Trong mùa giải năm 2022, lần đầu tiên, Viet Solutions mở rộng đối tượng tham gia dự thi bao gồm cả những dự án start-up về cộng đồng, bên cạnh những giải pháp về công nghệ.

Ngoài mục tiêu tìm kiếm những giải pháp đột phá về ý tưởng, mùa giải năm nay sẽ chú trọng hơn đến tính thực chiến, tập trung giải quyết vấn đề khó khăn trong hoạt động vận hành thực tiễn của start-up. Viet Solutions 2022 được tổ chức thành 3 vòng thi, gồm vòng sơ loại, vòng bán kết và vòng chung kết. Kết quả sẽ có 9 giải thưởng với tổng giá trị 1,8 tỉ đồng (mỗi giải trị giá 200 triệu đồng).

Các nhà khởi nghiệp có thể tham dự cuộc thi Viet Solution 2022 bằng cách nộp hồ sơ online tại www.vietsolutions.net.vn. Thời hạn nhận hồ sơ đến hết 10/9/2022.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ TT&TT đốc thúc nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Triển khai dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ trọng nhất trong phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, với người dân là trung tâm phục vụ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Quỳnh ([Tên nguồn])
Chuyển đổi số Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN