“Cuộc chiến” giao thức ăn giữa GrabFood và các đối thủ giờ ra sao?
Không chỉ ở Việt Nam mà GrabFood còn phải “chiến đấu” tại nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.
Báo cáo của Euromonitor dự đoán thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam giá trị khoảng hơn 38 triệu USD vào năm 2020. “Miếng bánh ngon” này hứa hẹn sẽ làm tăng nhiệt thị trường giao nhận đồ ăn vốn đã rất sôi động. Các chuyên gia trong lĩnh vực nhận định, dư địa thị trường còn nhiều, chỉ có thương hiệu nào đủ mạnh và chiếm lĩnh mới trụ được.
Còn ở thời điểm hiện tại, theo khảo sát mới nhất được thực hiện bởi Kantar TNS về tần suất sử dụng dịch vụ giao thức ăn trực tuyến tại thị trường Việt Nam, GrabFood một lần nữa chứng minh vị thế của mình khi đứng ở vị trí đầu tiên với điểm số cách xa các đối thủ còn lại.
Cụ thể, theo theo kết quả khảo sát trực tuyến được thực hiện bởi Kantar TNS với 803 người dùng tại TP.HCM và Hà Nội trong tháng 1/2019, có đến 68% người tiếp nhận khảo sát lựa chọn GrabFood là dịch vụ giao nhận thức ăn họ sử dụng thường xuyên nhất.
GrabFood đang phải đối đầu với nhiều đối thủ trong lĩnh vực giao thức ăn như Now, GoFood,…
GrabFood chính thức bước vào thị trường gọi món trực tuyến “khốc liệt” vào tháng 6/2018, khi đã có các “ông lớn” tiên phong trong ngành như Now - được biết tới là tay chơi lâu đời nhất tại thị trường này, cùng với các đối thủ GoFood, Vietnammm, Lalamove, Loship,... Là người đến sau cùng trên thị trường giao nhận đồ ăn hiện tại nhưng GrabFood lại là cái tên gây được nhiều chú ý nhất trong thời gian gần đây.
Việt Nam hiện đang là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của GrabFood trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia. Về điều này, theo Grab, những thế mạnh công nghệ đọc - hiểu hành vi người dùng của Grab đã giúp họ am hiểu nhu cầu, sở thích ẩm thực của người Việt.
Minh chứng là chỉ sau 5 tháng ra mắt tại TP.HCM, đội quân áo xanh của GrabFood đã vươn đến Hà Nội vào tháng 10/2018 và tiếp tục ra Đà Nẵng chỉ một tháng sau đó. Mới đây nhất, GrabFood chính thức công bố phủ sóng 15 tỉnh thành trên cả nước với số lượng đối tác tài xế lên tới 175.000 người, đưa GrabFood trở thành một trong những dịch vụ giao nhận thức ăn có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam.
Theo số liệu do Grab công bố, mức tăng trưởng của GrabFood đã tăng gấp 25 so với thời điểm ra mắt.
Lý giải sự phát triển vượt trội của GrabFood, công ty nghiên cứu thị trường GCOMM chỉ ra rằng, những ưu thế của GrabFood hiện “đánh bật” các đối thủ nằm ở 5 yếu tố quan trọng: Tốc độ giao hàng nhanh chóng (65%); Món ăn được đóng gói gọn gàng, sạch sẽ (58%); Món ăn được giao đến với chất lượng đảm bảo (56%); Món ăn được giao chính xác theo đơn hàng đã đặt (50%); Có nhiều món ăn với giá cả phải chăng (45%). Theo GCOMM, trong các dịch vụ giao thức ăn hiện tại, GrabFood được đánh giá cao nhất về tốc độ với khoảng 80% khách hàng đánh giá là dịch vụ giao thức ăn “nhanh nhất Việt Nam”.
Số lượng “shipper” và nguồn lực tài chính dồi dào được xem là “xương sống” của một thương hiệu giao nhận thức ăn khi muốn triển khai dịch vụ của mình tại những thị trường mới. Với cả hai yếu tố trên đã được giải quyết từ gốc, không khó để lý giải tại sao GrabFood dễ dàng “đốt cháy” giai đoạn, tạo cách biệt rõ ràng với các đối thủ.
Theo số liệu thống kê của Grab, kể từ khi có thêm dịch vụ GrabFood, thu nhập của các đối tác tài xế GrabBike tăng lên khoảng 26% và biên lợi nhuận của đối tác nhà hàng quán ăn cũng tăng 300% trong vòng 2 - 3 tháng nhờ việc hợp tác với GrabFood.
Đứng trước đối thủ mạnh tăng trưởng không ngừng, chắc chắn các ông lớn khác sẽ không thể ngồi yên - thị trường giao nhận thức ăn trực tuyến trong năm 2019 hứa hẹn sẽ sôi động hơn bao giờ hết.
Kết quả khảo sát gần đây nhất do công ty nghiên cứu thị trường GCOMM thực hiện cho thấy, GrabFood là thương hiệu dẫn...