Cục diện "cuộc chiến" giữa các app đặt xe công nghệ hiện ra sao?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhiều ứng dụng gọi xe công nghệ đã phát triển thành siêu ứng dụng, và có sự cạnh tranh nhau.

Siêu ứng dụng là thuật ngữ chỉ các ứng dụng di động tích hợp nhiều loại dịch vụ và tính năng trên một nền tảng duy nhất, có lượng người dùng đông đảo và hệ sinh thái dịch vụ tiện lợi, tối ưu cho người dùng, đối tác. Tại Việt Nam, các siêu ứng dụng khởi nguồn từ dịch vụ đặt xe trực tuyến đang là cuộc chơi giữa các “anh lớn” Grab, Gojek hay “chiến binh thuần Việt” Be Group.

Theo báo cáo khảo sát thị trường của Q&Me quý I/2024, Be hiện giữ vị trí thứ 2 trong cuộc đua thị phần của dịch vụ đặt xe trực tuyến với 32% thị phần người dùng thường xuyên, cạnh tranh trực tiếp với 42% của Grab, bỏ xa Gojek (7%). Số liệu từ Be cũng cho thấy, ở mảng giao thức ăn, beFood đang lên với lượng đơn hàng tăng 390% và lượng khách hàng tăng đến 250% chỉ sau 2 năm ra mắt

"Cuộc chiến" app đặt xe đang có sự cạnh tranh giữa Grab và Be cho vị trí dẫn đầu.

"Cuộc chiến" app đặt xe đang có sự cạnh tranh giữa Grab và Be cho vị trí dẫn đầu.

Báo cáo e-Conomy SEA 2023 của Google, Temasek và Bain & Company thì dự báo, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt quy mô 45 tỷ USD vào năm 2025. Đáng chú ý, bên cạnh thương mại điện tử, gọi xe và đồ ăn trực tuyến là nhóm lĩnh vực có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất với đông đảo lượng người dùng và tần suất sử dụng cao. Đây có thể coi là hai mảng dịch vụ số phổ biến nhất đối với nhu cầu tiêu dùng của thị trường Việt Nam - cũng là miếng bánh “béo bở” mà các ông lớn siêu ứng dụng đang dốc sức để chiếm lĩnh.

Trong năm 2023, người Việt chi 3 tỷ USD, tương đương 75.000 tỷ đồng cho dịch vụ gọi xe và đặt thức ăn trực tuyến. Và đặc biệt hơn, khảo sát do Q&Me thực hiện tại Hà Nội và TP.HCM - hai thị trường lớn nhất của dịch vụ đặt xe trực tuyến tại Việt Nam cho thấy, chi phí chi trả cho việc đặt xe qua ứng dụng chiếm tới gần 50% tổng chi phí di chuyển hàng tháng của người Việt - hầu hết phần lớn chi tiêu dành cho đặt xe máy.

Tại Việt Nam, Grab từng được xem là một siêu ứng dụng duy nhất khi tích hợp cả đặt xe di chuyển, đặt thức ăn và giao nhận trong cùng một ứng dụng, cho tới khi các đối thủ xuất hiện như Shopee Food và Baemin chỉ giao thức ăn (đã rời Việt Nam) hay Be đầy đủ dịch vụ.

Ở thời điểm hiện tại, vị trí độc tôn của Grab có thể sẽ lung lay khi Be đang từng bước phát triển thành một siêu ứng dụng thuần Việt. Kết quả khảo sát của Q&Me cho thấy, tổng thể Grab vẫn đang dẫn đầu thị trường. Riêng trong phân khúc người dùng trẻ tuổi từ 16 - 23 tuổi, Be đang chiếm thế thượng phong với 45% người dùng đặt xe máy trong 3 tháng gần nhất. Trước đó 3 năm trước, thị phần của Grab chiếm khoảng 60%, Gojek chiếm 19% và Be chiếm 18%.

Chào đời sau Grab 5 năm, Be cho biết, với dịch vụ đặt xe máy, họ có sự phát triển mạnh với hơn 300.000 tài xế tính tới hiện tại. Về phía khách hàng, họ có thêm 5 triệu khách hàng mới tại Hà Nội và TP HCM chỉ trong giai đoạn 2022 - 2023. Riêng với beFood, chỉ sau 2 năm, số lượng cửa hàng, quán ăn tăng trưởng đến 7 lần và tần suất khách đặt món hàng tháng tăng đến 160%.

Trong tương lai, cuộc chiến giữa một kỳ lân châu Á sừng sỏ như Grab và một chiến binh nội địa như Be chắc hẳn sẽ còn nhiều điều thú vị để quan sát và theo dõi.

Từ 1,4 tỷ USD hiện tại, thị trường giao đồ ăn trực tuyến được dự báo sẽ tăng lên hơn 3,4 tỷ USD vào năm 2027.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An An ([Tên nguồn])
Giao hàng nhanh thời công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN