Cử nhân Luật rẽ hướng kinh doanh quán cơm gia đình với trợ giúp từ ứng dụng giao đồ ăn

Không dấn thân vào kinh doanh từ con số 0, anh Nguyễn Anh Trương (25 tuổi) bắt đầu bằng việc tiếp quản Quán cơm gia đình 006 (đường Vũ Huy Tấn, quận Bình Thạnh, TP.HCM) mà bố mẹ anh đã mở hơn chục năm trước.

Những tưởng với một khởi đầu êm đẹp, anh Trương sẽ không gặp nhiều khó khăn khi mới bắt đầu chuyển nghề. Nhưng thực tế, chàng trai trẻ phải vượt qua những khác biệt trong tư duy kinh doanh của hai thế hệ để có những thay đổi tích cực cho việc kinh doanh của gia đình.  

Bỏ văn phòng về bán cơm

Nguyễn Anh Trương tốt nghiệp chuyên ngành Luật và từng có 1 năm đi làm văn phòng, nhưng anh quyết định từ bỏ vì không còn tìm thấy sự đam mê, hứng khởi trong công việc. Chàng trai trẻ quyết định tạm nghỉ 1 năm để định hướng lại tương lai và phụ giúp quán cơm bình dân của bố mẹ.

Thời gian đầu, chàng trai 9X chật vật làm quen với việc kiểm soát từng khâu từ sơ chế, nấu ăn, bán hàng, đến việc phục vụ khách… Anh Trương cho biết chuỗi ngày tất bật từ sáng đến tối khiến bản thân mệt nhừ. Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc với việc bếp núc, buôn bán, anh tìm thấy niềm vui trong việc mang những bữa cơm ngon, lành đến mọi người. Với việc kinh doanh ẩm thực, anh Trương cảm thấy thoải mái, tự do khi được gắn bó với công việc mà mình yêu thích. 

Dù đã trở thành chủ, nhưng trước những quyết định quan trọng liên quan tới cửa hàng, anh Trương vẫn luôn xin ý kiến của bố mẹ. Tuy nhiên, sự bất đồng trong tư duy kinh doanh giữa hai thế hệ cũng khiến ông chủ 9X mất nhiều thời gian và công sức để bố mẹ đồng ý và ủng hộ những kế hoạch mới của mình, trong đó có việc đưa quán cơm truyền thống lên các ứng dụng giao đồ ăn để tiếp cận nhiều khách hàng ở xa hơn. 

Chàng cử nhân Luật tìm thấy niềm vui trong việc mang những bữa cơm ngon, lành đến mọi người. (Ảnh: Cơm gia đình 006)

Chàng cử nhân Luật tìm thấy niềm vui trong việc mang những bữa cơm ngon, lành đến mọi người. (Ảnh: Cơm gia đình 006)

Anh Trương chia sẻ: “Những quán ăn, nhà hàng truyền thống có chủ là các cô chú lớn tuổi như bố mẹ tôi, ban đầu sẽ rất khó để thuyết phục họ tham gia các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến. Thứ nhất là người lớn tuổi không thường xuyên sử dụng công nghệ, nên các thao tác trên ứng dụng đôi khi sẽ gây khó khăn. Thứ hai là họ có suy nghĩ rằng mình bán trực tiếp đã không kịp rồi, tại sao phải bán online làm gì nữa. Rồi khi bán online sẽ có thêm một bên thứ ba tham gia và mình phải thêm một phần chi phí”. 

Theo anh Trương, ban đầu, Quán cơm gia đình 006 bán phục vụ tại chỗ cũng rất đông khách nên bố mẹ anh không đồng ý đưa quán cơm lên hoạt động trên các ứng dụng. Bố mẹ anh thấy bán tại chỗ là đủ, lại ngại phiền phức nên không muốn mở rộng. “Thế nhưng khi tôi chia sẻ về xu hướng đặt đồ ăn trực tuyến ngày càng gia tăng và kế hoạch mở rộng kinh doanh dựa trên việc hợp tác với ứng dụng đặt đồ ăn, bố mẹ tôi hoàn toàn được thuyết phục”, anh cho biết.

Anh Trương chia sẻ thêm, qua thời gian hợp tác, việc mở rộng kinh doanh trên ứng dụng đã đem lại hiệu quả, doanh thu lẫn đơn hàng đều tăng trưởng nên anh có được sự tin tưởng của bố mẹ và cửa hàng đã duy trì việc bán online ổn định. Hiện anh kiểm soát toàn bộ quy trình, hoạt động của cửa hàng đồng thời quản lý, đẩy mạnh việc kinh doanh trên các ứng dụng trực tuyến.  

Kinh doanh đắt khách nhờ đối tác “xịn”

Anh Trương cho biết GoFood của Gojek không phải nền tảng ứng dụng giao đồ ăn mà quán anh hợp tác đầu tiên, nhưng hiện là đối tác kinh doanh lâu dài và đáng tin cậy nhất. “Quán cơm 006 tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nhờ có mặt trên Gojek. Ứng dụng giúp nhiều người biết đến cửa hàng của chúng tôi và lâu dần họ trở thành khách hàng thân thiết, thậm chí tìm đến địa chỉ để mua trực tiếp. Doanh thu của quán cũng tăng khoảng 10 - 20% nhờ vào việc kết hợp với Gojek”, anh chia sẻ.  

“Khi tiếp quản công việc kinh doanh quán ăn, tôi từng nghĩ mình sẽ xây dựng một kênh bán online với đội ngũ giao hàng riêng, nhưng sau một thời gian mới thấy điều đó thực sự quá khó. Vậy nên tôi chọn tham gia các ứng dụng như Gojek để thuận tiện và tối ưu hoá chi phí hơn”, anh Trương nói thêm.

Với mạng lưới tài xế và tệp khách hàng lớn, GoFood của Gojek là nền tảng lý tưởng hỗ trợ những người ấp ủ ý định khởi nghiệp kinh doanh ẩm thực trực tuyến

Với mạng lưới tài xế và tệp khách hàng lớn, GoFood của Gojek là nền tảng lý tưởng hỗ trợ những người ấp ủ ý định khởi nghiệp kinh doanh ẩm thực trực tuyến

Ông chủ Quán cơm gia đình 006 công nhận rằng những chương trình khuyến mãi đồng tài trợ với GoFood của Gojek giúp cửa hàng mình “nổ đơn”. “Từ khi tham gia chương trình freeship trên GoFood, lượng đơn bên tôi tăng lên rất nhiều. Do đó, tôi cũng chú trọng chạy khuyến mãi này thường xuyên. Trung bình những ngày không có khuyến mãi, mỗi ngày quán nhận hàng trăm đơn hàng từ GoFood và số lượng này tăng lên gấp đôi khi chạy các chương trình giảm giá”, anh Trương kể. 

Theo thống kê từ Gojek, khi các đối tác nhà hàng có chiến lược quảng cáo thông qua các chương trình khuyến mãi mà ứng dụng đề xuất, đơn hàng trong khi tham gia chương trình khuyến mãi tăng hơn 70%. Ngoài ra, sau khi kết thúc khuyến mãi, cửa hàng đã có thể xây dựng được lượng khách hàng gắn bó nhất định khi lượng đơn hàng sau đó vẫn duy trì tăng hơn 20%.

Quá trình kinh doanh quán ăn giúp anh Trương tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá. Ông chủ 9X chia sẻ: “Kinh doanh F&B phải làm thực sự có tâm. Tiêu chí hàng đầu mà tôi luôn hướng tới là chất lượng từng món ăn và sự đa dạng trong menu. Chúng tôi cũng rất chú trọng trong khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, luôn chọn và nhập những nguyên liệu tươi ngon, nói không với hàng đông lạnh, không rõ nguồn gốc. Tôi nghĩ mình chỉ cần làm tốt hai điều đó thôi là đã tạo ra được sự khác biệt so với mặt bằng chung”. 

Nhắc đến định hướng tương lai, anh Trương chia sẻ sẽ điều hành thật tốt công việc kinh doanh hiện tại, đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và mong muốn nhận được sự tin tưởng của thực khách, trước khi nghĩ đến những kế hoạch xa hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN