Công nghệ pin giúp xe điện như Vinfast Klara chạy xa hơn
Bạn sẽ không phải lo cắm sạc pin cho xe điện thường xuyên nữa khi mà khoảng cách di chuyển của nó xa hơn.
Chính phủ Đức cùng 4 công ty và tổ chức đang muốn giải quyết vấn đề liên quan đến muốn giải quyết vấn đề thời lượng pin trên xe điện bằng việc phát triển pin lưỡng cực có thể cung cấp quãng đường di chuyển lên đến 1.000 km.
Pin lưỡng cực có khả năng tích trữ năng lượng nhiều hơn.
Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức đã tạo ra dự án EMBATT-đi-FAB, có sự tham gia của 4 công ty và tổ chức từ nước này sẽ tham gia, bao gồm Daimler, Thyssenkrupp System Engineering, IAV và Fraunhofer Institute for Ceramic Technologies and Systems. Mục tiêu trong 2 năm tới là sự phát triển của pin lưỡng cực có khả năng tích trữ năng lượng lớn hơn pin hiện tại.
Sau phần đầu tiên của dự án, mục tiêu tiếp theo là nghiên cứu cách sản xuất các loại pin này với quy mô lớn và các tùy chọn tích hợp của chúng là gì.
Về cơ bản, thiết kế mới trong pin lưỡng cực đó là làm tăng mật độ của các tế bào bên trong pin và kết nối nó bằng một điện cực lưỡng cực, cho phép di chuyển quãng đường lên đến 1.000 km.
Thiết kế mới này cho phép các tế bào pin xếp chồng trực tiếp lên nhau mà không cần tách ra. Nó loại bỏ cấu trúc và hệ thống dây điện bằng cách kết nối chúng trực tiếp với nhau. Bằng cách này, số lượng tế bào trong cùng một không gian tăng lên đáng kể.
Những chiếc xe điện như Klara sẽ di chuyển được đoạn đường xa hơn nếu dùng pin lưỡng cực.
Với thiết kế mới, dòng điện chạy qua toàn bộ bề mặt của pin và điện trở giảm. Nó sẽ giúp tiết kiệm chi phí, vật liệu sử dụng tốt hơn và năng lượng lưu trữ nhiều hơn.
Nguyên mẫu đầu tiên của một điện cực lưỡng cực đã được chế tạo nhưng trước khi nó đi vào những chiếc xe điện, có thể cả Klara của Vinfast, thì vẫn còn cần nhiều thời gian để hoàn thiện. Các thử nghiệm đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2020.
VinFast Klara sẽ chính thức được bán ra từ chiều nay (20/11) thông qua các đại lý uỷ quyền của VinFast trên toàn quốc.