Công nghệ màn hình OLED và QLED có gì khác nhau?
Trong thế giới màn hình, OLED được xem là tiêu chuẩn vàng, nhưng QLED lại được xem là của tương lai.
Cả OLED và QLED đều có màu sắc nổi bật, độ sâu hình ảnh và kiểu dáng mỏng, cho phép được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, những màn hình này khá đắt nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng nó sẽ sớm được phổ biến với giá rẻ hơn trong tương lai.
QLED và OLED đang là hai công nghệ truyền hình nổi bật hiện nay.
Sự khác biệt giữa QLED và OLED ra sao chính là câu hỏi được nhiều người đưa ra để quyết định chọn sản phẩm phù hợp nhất.
Cách thức làm việc
QLED (quantum LED) là một thuật ngữ tiếp thị được tạo bởi Samsung để mô tả một công nghệ đã được phát triển trong vài năm qua. Đèn LED được dùng chạm vào một lớp các chấm lượng tử phát sáng ở các bước sóng cụ thể bằng màu đỏ, xanh lục và xanh dương để tạo màu. Hình ảnh sau đó được hiển thị trên bảng điều khiển màn hình LCD.
OLED, hay đi-ốt phát sáng hữu cơ, là công nghệ chỉ cần điện để kích hoạt mỗi OLED để tạo ra cả màu sắc và ánh sáng. Khi đèn tắt chúng tạo ra một màu đen hoàn hảo. Mỗi OLED đằng sau màn hình đại diện cho một điểm ảnh duy nhất, giúp cải thiện hình ảnh rõ nét và chất lượng.
QLED TV là công nghệ mới với nhiều hứa hẹn về lợi thế trong tương lai.
Hiện Samsung đang đi sâu vào công nghệ QLED và xem đó là công nghệ màn hình tương lai mà hãng hướng đến. Trong khi đó, công nghệ OLED phổ biến rộng rãi hơn nhiều do được ra mắt trước đó và nhận sự quan tâm từ các công ty như LG, Vizio, Sony…, với LG đầu tư mạnh nhất với nhiều dòng sản phẩm OLED TV.
Độ sâu màu đen và độ sáng
Mức đen rất quan trọng trong công nghệ màn hình. Chúng cho phép thể hiện hình ảnh chính xác hơn và giúp cải thiện tỷ lệ tương phản. Nói chung màu đen sâu hơn, hình ảnh sẽ chính xác và hấp dẫn hơn.
Đến nay OLED có mức đen tốt nhất do cách công nghệ này hoạt động. Khi một hình ảnh hiển thị màu đen trên màn hình, OLED tắt các điểm ảnh tương ứng và loại bỏ tất cả ánh sáng có thể. Điều này tạo ra những gì mà LG và những công ty khác gọi là tỷ lệ tương phản vô hạn. Còn QLED dựa vào nguồn sáng LED để tạo hình ảnh, vì vậy cũng không tránh khỏi ánh sáng tràn lên bảng điều khiển.
Cả OLED TV và QLED TV đều cho độ sâu màu sắc tốt.
Trong khi đó, độ sáng là một tính năng rất quan trọng để tạo ra bức tranh hoàn hảo. Cả hai màn hình đều có thể tạo ra hình ảnh sáng và sống động nhằm nâng cao trải nghiệm cho người dùng, riêng QLED có thể đạt độ sáng tới 2.000 nit.
Chất lượng màu sắc
Phụ thuộc vào từng công ty khi họ sẽ điều chỉnh cài đặt trên TV trước khi chuyển đến các gian hàng. Nhìn chung, cả hai màn hình OLED và QLED đều cung cấp độ chính xác về màu sắc và độ sáng màu. OLED đạt được điều đó với sự hỗ trợ của độ sâu màu đen tốt hơn và độ bão hòa màu nổi bật, trong khi QLED có thể mang lại khả năng biểu hiện màu nổi bật nhờ công nghệ chấm lượng tử.
Kích thước hỗ trợ
OLED là lựa chọn được sử dụng cho màn hình kích thước từ nhỏ và lớn, thậm chí bao gồm cả kích thước nhỏ như smartwatch đến TV lớn đến 77 inch. Thậm chí các công ty sản xuất màn hình OLED còn tạo ra màn hình uốn cong khác nhau trong các thiết bị họ tạo ra.
QLED có thể mở ra tương lai về những chiếc TV màn hình rộng.
Trong khi đó về mặt kỹ thuật, QLED có thể xuất hiện trên thiết bị có màn hình trên 100 inch và smartphone. Mặc dù hiện tại các kích thước này chưa diễn ra nhưng đây là công nghệ tương lai nên không qua ngạc nhiên khi nó xuất hiện nhiều hơn, và đó rõ ràng là điều mà nhiều người đang mong chờ.
Khi mà những chiếc 4K TV bắt đầu được giảm giá bán thì bước tiếp theo trong công nghệ truyền hình đã được các ông...