Công nghệ đột phá lấy nước từ không khí ở khu vực sa mạc
Hệ thống có thể tạo ra nước từ không khí ở các khu vực khô cằn như sa mạc, giúp mở ra kỳ vọng mang nước đến khắp vùng miền Trái đất.
Một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học California và Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) vừa tạo ra bước đột phá khi phát triển thành công hệ thống giúp rút nước từ không khí ở những vùng khô cằn, thậm chí cả sa mạc.
Công nghệ mới cho phép dễ dàng tạo nước tại các khu vực như sa mạc
Hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời được làm từ một chất liệu đặc biệt gọi là khung kim loại hữu cơ (MOF) với một số đặc tính phi thường giúp tạo ra đến 2,8 lít nước chỉ trong 12 giờ và có thể hoạt động trong điều kiện độ ẩm thấp tới 20%.
Giáo sư Omar Yaghi, một nhà hóa học thuộc Đại học California, cho biết hệ thống do họ phát triển có thể giúp mọi người sống sót ở những nơi thiếu nước trầm trọng như sa mạc. Cơ thể một người cần khoảng 330 ml mỗi ngày, đó là điều mà hệ thống có thể thu thập trong vòng chưa đầy 2 giờ.
“Đây là một bước đột phá lớn trong thách thức lâu dài của việc tạo nước từ không khí ở độ ẩm thấp. Hiện tại không có cách nào khác để làm điều đó ngoại trừ sử dụng những thiết bị như máy hút ẩm tự động tại gia, nhưng chi phí rất đắt”, giáo sư Yaghi tuyên bố.
Với hệ thống mà các nhà khoa học vừa phát triển, việc thám hiểm tại các sa mạc của các nhà nghiên cứu sẽ trở nên thuận lợi hơn bởi họ có thể lấy nước uống mà không cần tìm đến các nguồn cung cấp nước công cộng hay giếng, vốn rất khó tìm kiếm tại các sa mạc.
Hệ thống được phát triển bởi các nhà khoa học tại MIT và Đại học California.
Nhưng giáo sư Yaghi nói thêm thiết bị mà họ phát triển còn có tầm nhìn cho tương lai, nơi năng lượng mặt trời có thể dùng để cung cấp nước đáp ứng nhu cầu của một hộ gia đình.
Được biết MOF bao gồm magie, alumi với các phân tử hữu cơ để tạo thành một cấu trúc tinh thể xốp, chắc chắn và có dạng lưới 3D để chứa khí và chất lỏng. Một số có thể tạo ra bởi carbon dioxide từ ống khói, trong khi một số khác có thể tách ra từ các loại dầu khác nhau trong các nhà máy chế biến.
Hệ thống này hấp thụ nước ngưng tụ vào ban đêm và cho nước bay hơi vào ban ngày thông qua những tấm xốp 3D. Nhờ nhiệt độ của năng lượng mặt trời, các phân tử nước sẽ bốc hơi trở lại và ngưng tụ trong một hệ thống chứa, ở đó nó chuyển thành nước.
Nguyên mẫu hiện tại chỉ có thể hấp thụ khoảng 20% trọng lượng của các nguyên tử trong nước nhưng các nhà khoa học nghĩ rằng với loại MOF khác, hệ thống hoàn toàn có thể tăng gấp đôi năng lực.
Những bức ảnh này đặt ra nghi vấn trên Sao Hỏa có sự tồn tai của loại kỳ nhông, sóc, mảnh vỡ UFO, nón cối hay một...