Công nghệ đã thay đổi ngày Tết cổ truyền của người Trung Quốc ra sao?

Sự kiện: Công nghệ

Không vất vả nấu ăn tại nhà mà dùng dịch vụ gọi đồ ăn. Quà tặng tết là những món quà công nghệ cao. Lì xì không phải là những phong bao màu đỏ mà là những món tiền lì xì điện tử. Hay ăn tết xa nhà nhưng vẫn gần gũi, nói chuyện được với người thân. Đó là những gì công nghệ đang thay đổi ngày Tết cổ truyền ở Trung Quốc.

Trong dịp Tết Nguyên đán này, Tiffany Chen đã thử một thứ gì đó độc đáo trong bữa ăn đoàn tụ của cả gia đình.

Trước đây, Chen, làm việc tại Bắc Kinh, thường sẽ trở về quê ở tỉnh An Huy phía đông Trung Quốc. Gia đình cô tổ chức ngày Tết theo cách truyền thống, nấu một mâm cỗ lớn ngay từ đêm giao thừa Tết Nguyên đán.

Nhưng trong những năm gần đây, mọi thứ đã thay đổi. Mẹ cô cảm thấy nấu một bữa ăn lớn khá vất vả và bà đã chán ngấy dầu ăn và khói bụi. Năm nay, mẹ Chen quyết định đến thăm con gái ở Bắc Kinh.

Để bữa ăn truyền thống đêm giao thừa vẫn diễn ra, Chen bắt đầu tìm kiếm các nhà hàng, cố gắng đặt chỗ cho bữa tối ngày lễ, nhưng hầu hết nhà hàng đã chật cứng và gia đình cô không muốn ra ngoài vào một đêm lạnh. Vì thế, cô đăng nhập vào Ele.me, một ứng dụng dịch vụ giao đồ ăn và tìm kiếm bữa ăn trong năm mới.

Việc dễ dàng đặt món là một trong nhiều cách mà công nghệ đang thay đổi cách người dân Trung Quốc ăn mừng Tết Nguyên đán. Và sự thay đổi này đã được tất cả các thế hệ chấp nhận, không chỉ những người lớn lên trong thời đại các loại thiết bị số đã trở nên phổ biến trong 25 năm qua.

Công nghệ đã thay đổi ngày Tết cổ truyền của người Trung Quốc ra sao? - 1

Một dịch vụ như Ele.me cung cấp nhiều bữa ăn khác nhau - từ vịt quay Bắc Kinh đến lẩu và món xào thông thường - cho các bữa tiệc lễ hội mùa xuân. Đặt hàng bằng một cú vuốt ngón tay trên điện thoại di động đã trở thành một xu hướng ở Trung Quốc, thay thế truyền thống của một bữa ăn nấu tại nhà ở một số hộ gia đình.

Các nhà bán lẻ đã tìm cách thâm nhập vào thị trường này khi nhu cầu tăng lên. Quảng cáo bắt đầu tràn ngập trên các phương tiện truyền thông xã hội trong những ngày và tuần trước ngày lễ. Một quảng cáo trên siêu ứng dụng WeChat nói rõ: Bạn không muốn bố mẹ mệt mỏi khi nấu ăn ở nhà? Không thể nhận đặt chỗ nhà hàng và không muốn dọn dẹp sau đó? Làm thế nào để bữa ăn Tết vẫn diễn ra suôn sẻ, ngon lành mà nhẹ nhàng? Không vấn đề!

Trong ga xe lửa nhộn nhịp ở Thâm Quyến một tuần trước Tết, một người cha vội vã bắt một chuyến tàu, một tay xách hành lý, một tay xách hộp loa bluetooth.

Yan Jianlong là một nhà thiết kế tại Thâm Quyến, một thành phố ở Trung Quốc. Năm nay, thay vì mua thực phẩm địa phương hoặc các món đặc sản khác làm quà tặng, anh muốn mua quà công nghệ cao cho đứa con trai 10 tuổi của mình.

Chen Zhiyang, làm việc tại một cửa hàng bán điện thoại di động, tai nghe và đồ chơi điện tử tại nhà ga, cho biết đồ chơi robot như chó và máy bay không người lái rất phổ biến nhất trong tất cả các mặt hàng dịp Tết Nguyên đán.

Ngay cả cách trẻ em nhận được tiền lì xì trong những chiếc phong bì đỏ - một phong tục quan trọng - cũng không thoát khỏi làn sóng công nghệ hiện đại.

Công nghệ đã thay đổi ngày Tết cổ truyền của người Trung Quốc ra sao? - 2

Bao lì xì màu đỏ là món tiền may mắn được người lớn trao cho trẻ em trong ngày tết. WeChat hiện đã có chức năng cho phép mọi người gửi tiền trực tiếp trong các phong bì điện tử màu đỏ.

Tencent, công ty mẹ của WeChat, cho thấy mức độ phổ biến của tính năng này đã tăng lên hàng năm kể từ khi được giới thiệu vào năm 2014.

Năm 2018, 688 triệu người đã gửi lì xì màu đỏ vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán, đánh dấu mức tăng 15% hàng năm.

Trong khi đó, một bức ảnh gây sốt gần đây có lẽ thể hiện rõ nhất sự thay đổi. Đó là hình ảnh hai em bé lẫm chẫm biết đi mang những tấm bảng với mã QR treo trên cổ chúng, kèm theo lời “chú giải”: Nhiều người không mang theo tiền mặt. Để đảm bảo con bạn nhận được tiền lì xì năm mới, vui lòng đọc các thẻ này. Mã QR hướng người dùng đến một cửa hàng ở tỉnh Phúc Kiến.

Công nghệ có nghĩa là ngay cả cách gặp gỡ truyền thống cũng thay đổi và mọi người có thể trò chuyện với nhau bằng video và chia sẻ các phước lành trong kỳ nghỉ cho dù họ cách nhau bao xa.

Wang Xiaoya, cư dân Bắc Kinh cho biết cô sẽ đến thăm một người bạn ở Brazil trong kỳ nghỉ năm nay. Cô ấy có thể làm như vậy mà không cảm thấy như đã bỏ bê gia đình vì cô có thể trò chuyện trực tuyến với mẹ và ông bà ngay cả khi đi xa.

Trên các phương tiện truyền thông xã hội, đã có những câu hỏi về việc liệu công nghệ có làm thay đổi không khí năm mới hay không và liệu điều đó có nghĩa là mọi người trở nên lười biếng và hướng nội.

“Tôi nghĩ công nghệ chỉ thay đổi các hình thức. Không quan trọng bạn ăn mừng năm mới như thế nào, dù bạn đang ăn tại nhà, ăn ngoài nhà hàng hay gọi món - cốt lõi là bạn ăn mừng với ai”, Tiffany Chen nói.

”996” - Văn hóa làm việc ”bóp nghẹt” nhân viên của các công ty công nghệ Trung Quốc

Văn hóa làm việc khét tiếng “996” có nghĩa là các nhân viên ​​sẽ ở văn phòng từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối và 6...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh/Techinasia ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN