‘Công chúa’ Huawei bị nghi ngờ là gián điệp Trung Quốc?
Theo tờ New York Post, giám đốc tài chính (CFO) của Huawei, bà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Châu) bị nghi ngờ là gián điệp của Trung Quốc tại Mỹ.
Việc bà Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ vào ngày 6-12 tại Vancouver (Canada) đã khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Để trả đũa về hành động trên, Trung Quốc đã bắt giữ hai công dân Canada và giam họ trong một nhà tù bí mật với những tội danh mơ hồ.
Vậy Mạnh Vãn Châu là ai?
Hiện tại, Mạnh Vãn Châu đang bị quản thúc tại gia và chờ dẫn độ sang Mỹ, cô sẽ phải đối mặt với các cáo buộc vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ khi làm ăn với Iran và gian lận các khoản thu nhập trong ngân hàng.
Về thân thế, cô là con gái của người sáng lập và chủ tịch của Huawei, Ren Zhengfei. Nói cách khác, cô là người thừa kế công ty công nghệ cao lớn nhất và tiên tiến nhất của Trung Quốc, một công ty đóng vai trò quan trọng trong chiến lược thống trị toàn cầu của Trung Quốc.
Hồi đầu năm nay, Huawei đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Samsung. Tuy nhiên, đây không phải là một công ty công nghệ đơn thuần.
Hồi đầu năm 2015 và tháng 6-2017, Trung Quốc tuyên bố tất cả công ty Trung Quốc (tư nhân hoặc thuộc sở hữu nhà nước) phải hợp tác trong việc thu thập thông tin tình báo. Cụ thể, theo Điều 7 của Luật Tình báo Quốc gia của Trung Quốc: “Tất cả tổ chức và công dân phải hỗ trợ và cộng tác trong công tác tình báo quốc gia, bảo vệ bí mật công việc tình báo đang làm”.
Truyền thông phương Tây cho rằng các công ty Trung Quốc đang đóng vai trò và là một phần trong chiến dịch gián điệp của Bắc Kinh. Theo Giám đốc FBI Christopher Wray, điện thoại Huawei có thể được sử dụng để sửa đổi hoặc đánh cắp thông tin người dùng, cũng như thực hiện các hành vi gián điệp mà không bị phát hiện.
Tờ New York Posts cho biết bất kỳ hệ thống mạng nào được cài đặt bởi một công ty làm việc trực tiếp với chính phủ Trung Quốc đều có thể là gián điệp mạng. Tất nhiên, nguy hiểm không chỉ dừng lại ở đó khi nhiều quốc gia trên thế giới đang rục rịch triển khai mạng 5G (nhanh hơn 100 lần so với 4G). Mạng 5G sẽ nắm vai trò chủ đạo trong việc triển khai thành phố thông minh, các thiết bị thông minh và thậm chí là hệ thống vũ khí.
Huawei đã có hơn 25 hợp đồng thương mại trong việc triển khai 5G, tuy nhiên, một số quốc gia đã tạm ngừng sử dụng thiết bị của Huawei vì lo ngại gián điệp, đơn cử như Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản…
Mới đây, việc sát nhập giữa nhà mạng Sprint và T-Mobile ở Mỹ đã được chấp nhận khi Deutsche Telekom (công ty mẹ của T-Mobile) và SoftBank Group (công ty mẹ của Sprint) cam kết không sử dụng thiết bị mạng Huawei để xây dựng mạng 5G. Đây là một cú đánh khá đau dành cho Huawei khi SoftBank Group và Deutsche Telekom vận hành các mạng lớn nhất tại Nhật Bản và Đức.
Việc kinh doanh điện thoại thông minh của Huawei đang phát triển khá tốt nhưng mảng thiết bị mạng lại đang đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2019, điều này đặc biệt nghiêm trọng khi đây là mảng sinh lời nhiều hơn so với điện thoại thông minh.
Nếu nhiều quốc gia cấm sử dụng thiết bị của Huawei trong việc xây dựng mạng 5G, công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này buộc họ phải rút về châu Á và các thị trường thân thiện hơn. Thêm vào đó, doanh số bán điện thoại thông minh của Huawei sẽ bị sụt giảm, dẫn đến thị phần cũng giảm theo.
Tất nhiên Huawei chưa bao giờ thừa nhận bất cứ cáo buộc nào của giới chức phương Tây về việc do thám và gián điệp các quốc gia này. Thậm chí, hãng công nghệ Trung Quốc còn khẳng định sẵn sàng chi 2 tỉ USD cho các khoản đầu tư an ninh mạng trong vòng năm năm tới để chứng minh "sự trong sạch".
Bên cạnh đó, các đối tác của Huawei cũng bày tỏ sự thất vọng với các cáo buộc vô căn cứ của phương Tây bằng cách nghiêm cấm tất cả nhân viên mua iPhone và sẵn sàng trợ cấp tiền mua smartphone nội địa (Huawei).
Từ tháng 12/2018 cho đến năm 2019, Huawei sẽ ra mắt hệ điều hành mới nhất EMUI 9.0 dựa trên nền tảng Android mới nhất lần...