Con người là sinh vật thấp kém nhất trong các nền văn minh vũ trụ?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Con người có thể sẽ phải mất hàng triệu năm nữa để chạm đến những mốc cao nhất của bảng xếp hạng cấp độ nền văn minh.

Vào năm 1963, nhà vật lý học Nikolai S. Kardashev người Nga đã đề xuất một thước đo để đánh giá các cấp độ của một nền văn minh trong vũ trụ. Thước đo này nhằm tạo ra một bảng tính toán xem hiện loài người đang phát triển đến đâu? Đã thực sự trở thành một nền văn minh tiên tiến trong vũ trụ hay chưa?

Thước đo này được các hậu bối gọi là “Thang Kardashev”, được tính toán dựa trên mức độ kiểm soát và tiêu thụ năng lượng của một nền văn minh. Ban đầu, Kardashev chỉ đưa ra 3 cấp độ, sau đó những nhà khoa học khác đã thêm vào những cột mốc mới.

Cấp độ 1: Hành tinh

Ở cấp độ đầu tiên, nền văn minh đó sẽ khai thác và tiêu thụ được toàn bộ năng lượng của hành tinh quê hương. Đó là năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện, nhiệt điện, địa nhiệt, năng lượng hạt nhân, năng lượng hóa thạch… và có thể còn nhiều loại năng lượng khác mà chúng ta chưa biết đến.

Vậy con người đã đạt đến cột mốc đầu tiên chưa? Câu trả lời là chưa. Theo nhà vũ trụ học Michio Kaku, quản lý năng lượng của một hành tinh không chỉ là khai thác, mà còn là kiểm soát và huy động được khi cần. Chúng ta chỉ tập tễnh khai thác tài nguyên của đất mẹ, nhưng để sử dụng được toàn bộ là chưa hề. Con người cần phải huy động và vận dụng được tất cả năng lượng của Trái Đất để đánh tan các cơn bão, kiểm soát động đất, ngăn chặn sóng thần… đó mới là mức độ hoàn hảo của cấp đầu tiên. Đó là cột mốc con người đang phấn đấu để đạt được trong 100 – 200 năm tới.

Khai thác hết năng lượng của cả hành tinh là một điều còn khá xa vời với con người.

Khai thác hết năng lượng của cả hành tinh là một điều còn khá xa vời với con người.

Cấp độ 2: Ngôi sao

Nền văn minh cấp độ thứ 2 là một nền văn minh có thể thu hoạch và kiểm soát được hoàn toàn năng lượng của một ngôi sao. Hãy tưởng tượng rằng với mức độ tiêu thụ năng lượng hiện tại của con người, thì với 1 giây, Mặt Trời có thể tạo ra một lượng năng lượng đủ để chúng ta sử dụng trong 6000 năm tới.

Vậy làm cách nào để thu hết năng lượng của một ngôi sao? Nhà khoa học Freeman Dyson từng đưa ra một cấu trúc được gọi là “Khối cầu Dyson”, một lớp vỏ bọc được xây dựng xung quanh một ngôi sao, hút hết năng lượng tỏa ra từ đó để sử dụng. Đây có thể xem là cách khai thác năng lượng mặt trời ở mức tối ưu nhất.

“Khối cầu Dyson” sẽ hút trọn năng lượng của cả một ngôi sao.

“Khối cầu Dyson” sẽ hút trọn năng lượng của cả một ngôi sao.

Cấp độ 3: Thiên hà

Để tiến tới một nền văn minh cấp độ 3, con người phải khai thác hết năng lượng của cả một thiên hà. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải di chuyển bằng hoặc nhanh hơn tốc độ ánh sáng, đồng thời sở hữu những công nghệ mà hiện tại con người chưa thể nghĩ ra được.

Cần biết rằng trong Dải Ngân Hà của chúng ta, có đến hơn 100 tỷ ngôi sao tồn tại. Thâu tóm toàn bộ thiên hà nghĩa là con người có thể sở hữu một nguồn năng lượng khổng lồ, có thể tạo ra cả vụ nổ Big Bang hoặc một siêu hố đen.

Dải Ngân Hà của chúng ta rộng đến 100.000 năm ánh sáng.

Dải Ngân Hà của chúng ta rộng đến 100.000 năm ánh sáng.

Các cấp độ cao nhất

Kardashev chỉ đưa ra 3 cấp độ để đo đạc nền văn minh, nhưng các nhà khoa học sau này cho rằng nó còn có thể phát triển nhiều hơn nữa. Họ đưa ra thêm 4 cấp độ vào “Thang Kardashev” để thỏa sức tưởng tượng của con người.

Theo đó, cấp độ 4 sẽ là khi con người khai thác hết năng lượng của cả vũ trụ. Cấp độ 5 sẽ là khai thác hết tài nguyên của nhiều vũ trụ khác nhau. Có lẽ ở thời điểm đó, con người đã trở thành những đấng sáng tạo, và nhìn các vũ trụ giống như chúng ta nhìn một bể cá vậy.

Nhà khoa học John D. Barrow bổ sung thêm 2 cấp độ nữa sau cấp 5. Theo đó, cấp 6 sẽ là khi con người có thể thay đổi cả các thành tố cấu tạo nên vật chất trong vũ trụ, thay đổi vạn vật theo ý mình. Cấp độ 7 là khi con người có thể kiểm soát được cả không gian và thời gian. Có lẽ lúc đó chính chúng ta sẽ là người đi gieo trồng những vũ trụ khác nhau, và hoàn toàn đạt được sự bất tử.

Trở thành những sinh vật tối thượng của vũ trụ, con người sẽ không còn bị chi phối bởi cái chết.

Trở thành những sinh vật tối thượng của vũ trụ, con người sẽ không còn bị chi phối bởi cái chết.

Phát hiện gây sốc: Dải Ngân Hà chứa đến 300 triệu hành tinh có thể ở được

Các nhà khoa học đưa ra một ước tính mới về số lượng hành tinh có thể ở được dựa trên các số liệu thực tế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vĩnh Hậu ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN