Có phải Microsoft đang bỏ rơi người dùng?
Hàng loạt "scandal" diễn ra như Windows Phone và dịch vụ âm nhạc trực tuyến Groove Music Pass bị khai tử. Microsoft bị coi là không còn quan tâm đến người dùng nữa, mà tập trung vào bán các sản phẩm phần cứng. Đây có phải là đường đi nước bước đúng đắn?
CEO của Microsoft, ông Satya Nadella.
Thứ 3 tuần trước, Microsoft thông báo khai tử dịch vụ âm nhạc trực tuyến Groove Music Pass - được coi là quân bài để cạnh tranh với đối thủ Apple Music tại Spotify. Sự sụp đổ của Groove Music Pass không phải là bất ngờ lớn vì dù đã được cài sẵn trên Windows10 nhưng nó vẫn không được sử dụng rộng rãi.
Groove Music chuyển về trạng thái nghe offline thay vì stream live như trước.
Thế nhưng sự việc chưa bao giờ được Microsoft báo trước này vẫn gây không ít thiệt thòi cho người sử dụng. Người dùng chỉ còn có thể dùng Groove Music để nghe nhạc, thay vì trước đây có thể phát nhạc trực tuyến hay download nhạc từ Microsoft Store. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Microsoft đang chuyển trọng tâm từ sáng tạo công nghệ cho người dùng của chính mình sang thị trường bán phần mềm và dịch vụ cho các doanh nghiệp.
Ngày hôm nay, Microsoft lại tiếp tục gây shock cho fan hâm mộ khi thông báo "khai tử" Windows 10 dành cho điện thoại. Trên thực tế, nền tảng Windows Phone đã chết cách đây một năm những Microsoft chưa chịu chấp nhận sự thật này. Bởi người hâm mộ vẫn còn hy vọng Microsoft sẽ cập nhật nền tảng này với các tính năng mới. Tuy nhiên, mọi thứ đã thực sự chấm dứt khi Joe Belfiore của Microsoft tiết lộ trên mạng Twitter rằng “người khổng lồ phần mềm” không còn phát triển các tính năng hoặc phần cứng cho Windows 10 Mobile.
Windows Phone khai tử qua dòng thông báo của nhân viên Microsoft trên Twitter.
Hành động này càng chứng tỏ hơn động thái của Microsoft những năm gần đây. Nếu như, dịch vụ đám mây Microsoft Azure và bộ sản phẩm Office 365 đã từng là sản phẩm "hái ra tiền" của Microsoft thì nay đã bị trì trệ do "người khổng lồ phần mềm" tập trung vào kinh doanh các phần cứng.
Để chứng minh điều này, nguồn tin từ trang OnMSFT đã đính kèm dòng Tweets từ một trong những "fan ruột" của Microsoft. Ông Kareem Anderson đã chia sẻ trên Twitter rằng: "CEO Satya Naella của Microsoft không còn muốn bạn và tôi là khách hàng của họ nữa".
Kareem Anderson đã chia sẻ trên Twitter: "Microsoft không còn muốn bạn và tôi là khách hàng của họ nữa".
Anderson chỉ ra rằng trong gần 4 năm kể từ khi Satya Nadella lên đảm nhiệm vị trí CEO của Microsft, mọi hoạt động của công ty đã bị xáo trộn. Microsoft đã không còn quan tâm và phát triển hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh, kể cả sự ra đời của Windows 10 đi kèm đó là những dịch vụ chủ chốt trước đây cũng bị khai tử theo. Ví dụ như bộ theo dõi sức khỏe đã được cài đặt trong sản phẩm đeo tay Microsoft Band không tồn tại nữa.
Bộ theo dõi sức khỏe cũng không còn nữa...
Trong tạp chí PC World, Biên tập viên cấp cao Mark Hachman cũng lưu ý rằng điều này không còn mới lạ, phần lớn những gì Microsoft coi trọng bây giờ là việc tiêu dùng của doanh nghiệp được đặt ngang tầm với nhu cầu cá nhân. Microsoft đã đưa ra một ví dụ nhằm thuyết phục người tiêu dùng, như việc tất cả các máy tính xách tay, máy tính bảng của Microsoft Surface và những sản phẩm tương tự được bán thông qua các nhà bán lẻ lớn. Sau cùng chúng đều có trong tay của các chuyên gia để hỗ trợ họ làm việc và đồng thời cũng có mặt trên thì trường để cạnh tranh với các sản phẩm khác, điều này được coi là quá sức đối với Microsoft khi phải đáp ứng cả 2 thị trường người tiêu dùng này.
Hachman đã viết rằng: "Sự di chuyển của Microsoft từ thị trường cá nhân sang doanh nghiệp là không thể lay chuyển được, nó có thể khiến người tiêu dùng bị tổn tương. Tuy nhiên, khi khách hàng của họ thức tỉnh, họ sẽ nhận ra rằng tình hình thực tế đã được cải thiện như thế nào".
Tương lai của Microsoft có đầy tự tin không?
Theo quan điểm của Hachman, những động thái mới của Microsoft đang dần được khởi sắc hơn. CEO Satya Nadella từ lâu đã kêu gọi công ty chỉ nên tập trung vào những thị trường có tiềm năng và hợp tác với các hãng khác hơn. Không chỉ nói suông, Nadella đã hành động để chứng minh rằng họ có thể làm tốt hơn để đáp ứng thị trường tiêu dùng chứ không chỉ ở mỗi lĩnh vực cung cấp trò chơi điện tử.
Chỉ vài tháng sau khi nhậm chức, Nadella đã chỉ định người lãnh đạo mới Phil Spencer cho bộ phận Xbox. Nhân vật này nhanh chóng bỏ đi yêu cầu Xbox One phải bán kèm với cảm biến Kinect, đồng thời sản phẩm cốt lõi của Windows sẽ tập trung nhiều hơn vào game thủ. Tiếp theo, Nadella từng phụ trách rất nhiều sản phẩm và dịch vụ thành công như công cụ tìm kiếm Bing, chat video Skype, Xbox Live..
Phil Spencer - người lãnh đạo bộ phận Xbox.
Trong nhiều năm qua, Windows của Microsoft đã đặt nền tảng đầu tiên cho những tay chơi game nghiêm túc, họ dần trở thành những fan hâm mộ lâu dài của "người khổng lồ phần mềm" này. Mặc dù máy chơi game cầm tay Xbox One của Microsoft hiện thua lỗ trên thị trường so với PlayStation 4 của Sony nhưng về mặt doanh thu nói chung, Xbox vẫn là thương hiệu tiêu dùng được nhiều người biết đến và sử dụng nhất.
Công lao này thuộc về ai? Đó chính là Nadella, người đặt bút ký kết hợp đồng mua lại trò chơi điện tử độc lập trong một thế giới mở "Minecraft" trị giá 2,5 tỷ USD về cho Microsoft. Mùa thu năm nay, Microsoft sẽ tung ra phiên bản Xbox One X đầy mạnh mẽ hơn.
Xbox vẫn là thương hiệu tiêu dùng được nhiều người biết đến và sử dụng nhất.
Đặc biệt, tại sự kiện tổ chức ở San Francisco mới đây, Microsoft tiếp tục đánh dấu thành tựu công nghệ trong lĩnh vực thực tế ảo bằng thiết bị đeo đầu HMD Odyssey kết hợp với Samsung. Đây là dòng thiết bị hỗn hợp gắn đầu mới nhất gia nhập vào họ thiết bị Windows. Ngoài ra, Microsoft cũng đồng thời ký hợp đồng hợp tác với với những gã khổng lồ trong ngành game như Valve để đảm bảo rằng nền tảng này vẫn hấp dẫn đối với các game thủ.
Thiết bị hỗn hợp gắn đầu mới nhất gia nhập vào họ thiết bị Windows.
Người hâm mộ có nên đánh mất hy vọng vào Microsoft?
Nhìn lại những gì mà Nadella đã và đang làm, dù Windows Phone có bị khai tử hay trọng tâm của Microsoft có thay đổi hay không thì chúng ta vẫn còn nhiều hy vọng để đặt vào CEO tài ba cũng như "đế chế Microsoft" hùng mạnh này. Những rùm beng gần đây chỉ là một trong số những động thái của Nadella nhằm cắt giảm thiệt hại cho công ty, giảm bớt chi phí vào những thị trường mà nó không còn sức để cạnh tranh. Tập trung vào những thị trường khác đầy tiềm năng hơn, nó có thể là ở mảng thực tế ảo hay là một cái gì đó hoàn toàn mới.