Có lo lắng với những chiếc điện thoại Samsung Galaxy không còn hỗ trợ phần mềm?
Các bản cập nhật phần mềm rất quan trọng nhằm duy trì tính bảo mật, hiệu suất và chức năng của smartphone.
Vào cuối tháng 6/2024, Samsung đã chính thức chấm dứt hỗ trợ cập nhật phần mềm cho 3 mẫu smartphone mà hãng ra mắt vào năm 2020, bao gồm Galaxy A51 5G (ra mắt tháng 4/2020), Galaxy A41 (tháng 5/2020) và Galaxy M01 (tháng 6/2020). Trong số này, Galaxy A51 5G là mẫu máy được ưa chuộng vì tỷ lệ giá/hiệu năng hấp dẫn. Tuy nhiên, với việc ngừng cập nhật phần mềm, máy sẽ không còn nhận được bản vá bảo mật hoặc cải thiện hiệu năng nữa.
Galaxy A51 5G là một trong những mẫu smartphone từng bán khá chạy.
Mặc dù Samsung từ lâu đã ủng hộ việc hỗ trợ phần mềm toàn diện smartphone Galaxy của mình, tuy nhiên điều quan trọng là phải hiểu rằng sự hỗ trợ này không kéo dài vô thời hạn. Các mẫu cũ hơn cuối cùng cũng đến thời hạn cuối vòng đời (EOL) để được cập nhật phần mềm, báo hiệu nhu cầu người dùng cân nhắc nâng cấp.
Tầm quan trọng của việc cập nhật phần mềm
Cập nhật phần mềm không chỉ là sửa lỗi mà còn rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể và tuổi thọ của smartphone. Điều này mang lại cho người dùng những lợi ích chính gồm:
- Bảo mật nâng cao: Các bản cập nhật thường vá các lỗ hổng bảo mật được tìm thấy trong hệ điều hành và các ứng dụng được cài đặt sẵn. Những lỗ hổng này có thể bị kẻ xấu khai thác để truy cập trái phép vào thiết bị, đánh cắp thông tin cá nhân hoặc phá vỡ chức năng. Theo thời gian, các thiết bị chưa được vá ngày càng dễ bị tấn công như vậy.
Các bản cập nhật phần mềm mang lại nhiều lợi ích cho thiết bị của người dùng.
- Cải thiện hiệu suất: Các bản cập nhật thường xuyên có thể tối ưu hóa tài nguyên hệ thống, mang lại hiệu suất mượt mà hơn và trải nghiệm người dùng phản hồi nhanh hơn. Ngoài ra, chúng có thể giải quyết các điểm nghẽn hiệu suất đã biết, giúp thời gian tải ứng dụng nhanh hơn và tính ổn định chung của hệ thống.
- Tính năng và chức năng mới: Các bản cập nhật phần mềm có thể giới thiệu các tính năng, chức năng mới và cải tiến giao diện người dùng giúp nâng cao trải nghiệm của người sử dụng.
Làm thế nào với thiết bị không còn được hỗ trợ
Nếu đang sử dụng một trong những mẫu điện thoại Galaxy không còn được hỗ trợ, chẳng hạn Galaxy A51 5G, Galaxy A41 hay Galaxy M01 như đã nói ở trên, đặc biệt cho các hoạt động nhạy cảm về bảo mật như giao dịch ngân hàng trực tuyến, người dùng nên cân nhắc chuyển sang một thiết bị mới hơn có hỗ trợ phần mềm liên tục.
Các mẫu smartphone Galaxy mới được Samsung cam kết thời gian cập nhật lâu hơn.
Lý do chuyển sang các thiết bị mới hơn vì những thiết bị không còn được hỗ trợ sẽ phải đối diện với các rủi ro về bảo mật dẫn đến các đe dọa ngày càng tăng, giảm hiệu suất thiết bị khiến nó chậm lại và giảm đáng kể khả năng phản hồi theo thời gian, cũng như thiếu tính năng mới khiến người dùng bỏ lỡ các tính năng và chức năng mới có trong các bản cập nhật tương lai.
Người dùng có thể chọn các mẫu smartphone được hứa hẹn hỗ trợ phần mềm lâu dài, trong đó nhiều sản phẩm của Samsung được công ty cam kết cung cấp bản cập nhật dài hạn hơn, trong đó mẫu Galaxy A55 có thể được cập nhật phần mềm trong 5 năm, đảm bảo hỗ trợ đến tháng 3/2029. Thậm chí, Galaxy S24 hàng đầu được công ty Hàn Quốc cam kết cập nhật phần mềm trong 7 năm, tức thời gian hỗ trợ đến năm 2031.
Bằng cách hiểu được tầm quan trọng của các bản cập nhật phần mềm và khái niệm EOL đối với các mẫu cũ hơn, người dùng có thể đưa ra quyết định sáng suốt về thiết bị di động của mình. Việc chuyển sang các thiết bị mới hơn với hỗ trợ phần mềm mở rộng đảm bảo trải nghiệm người dùng an toàn hơn, đáng tin cậy hơn và có thể theo kịp tương lai.
Google đã gửi lời cảnh báo đến người dùng smartphone Galaxy của Samsung về một lỗ hổng chưa được vá.
Nguồn: [Link nguồn]