CLIP: Sao Kim phát tín hiệu âm thanh rùng rợn đến tàu vũ trụ NASA

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Tàu thăm dò Mặt Trời Parker của NASA đã ghi lại những âm thanh kỳ lạ dưới dạng tín hiệu radio khi bay vào bầu khí quyển Sao Kim - "anh em song sinh" của Trái Đất.

Theo nhóm vận hành Parker đến từ Trung tâm Hàng không vũ trụ Goddard của NASA, con tàu nay đã thực hiện chuyến bay thứ 3 của nó đến gần Sao Kim vào ngày 11-7-2020. Khi giải mã dữ liệu mà con tàu truyền về Trái Đất, các nhà khoa học đã tìm ra tín hiệu radio (vô tuyến) "gây ám ảnh".

Sao Kim - Ảnh: NASA

Sao Kim - Ảnh: NASA

Tuy nhiên, NASA tin rằng đây là một tín hiệu radio tự nhiên. Đó là một tín hiệu tần số thấp đến từ tầng trên của bầu khí quyển, ập vào tàu vũ trụ khi nó đi vào tầng khí quyển này. Nó sẽ không giúp chúng ta tìm ra người Sao Kim, nhưng đem đến những dữ liệu quý giá về bầu khí quyển kỳ lạ của hành tinh này.

Theo tiến sĩ Glyn Collison từ Goddard, chính "biển khí tích điện" hay plasma của hành tinh đã phát ra sóng vô tuyến này. Sự phát xạ vô tuyến sẽ giúp cung cấp đủ dữ liệu để tính toán mật độ tầng điện ly. Các nhà khoa học đang sử dụng điều này để chứng minh giả thuyết rằng tầng điện ly của Sao Kim bị mỏng đi mỗi khi Mặt Trời đi vào giai đoạn hoạt động mạnh mẽ trong chu kỳ 11 năm.

Việc tàu thăm dò Mặt Trời Parker bay đến Sao Kim thực ra là để tận dụng lực hấp dẫn của hành tinh để "tạo đà" cho chuyến du hành vĩnh cửu của nó đến Mặt Trời, nhưng đồng thời cũng giúp chúng ta hiểu thêm về Sao Kim. Tín hiệu radio mới được phát hiện bởi FIELDS, một thiết bị đo điện trường và từ trường của Parker.

Sao Kim là một trong những mục tiêu được chăm sóc chu đáo bởi giới khoa học hành tinh, bởi nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh nó được sinh ra như người anh em song sinh hoàn hảo của Trái Đất, nằm trong "vùng sự sống" Goldilocks của Mặt Trời. Điều gì đã khiến 2 hành tinh này tiến hóa trái ngược nhau vẫn là bí ẩn lớn.

Phát hiện hành tinh 'địa ngục' nóng đến mức khiến gần như mọi thứ bốc hơi

TOI-1431b, một hành tinh mới được phát hiện nằm cách Trái đất khoảng 490 năm ánh sáng rất nóng. Nhiệt độ của hành tinh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN