CLIP: Cận cảnh quả pháo sáng vũ trụ "đánh sập" đài phát thanh châu Phi, Trung Đông

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Một quả "pháo sáng vũ trụ" cực mạnh vừa gây ra sự cố mất điện vô tuyến diện rộng hôm 16-9, ảnh hưởng đến nhiều đài phát thanh ở châu Phi và Trung Đông.

Quả pháo sáng vũ trụ sáng cực mạnh ở cấp độ M8 được bắn ra từ một vết đen Mặt Trời khổng lồ đang hướng trực tiếp về phía Trái Đất. Sự kiện xảy ra vào lúc 5 giờ 49 phút ngày 16-9 theo giờ EDT, tương đương 16 giờ 49 phút ngày 16-9 theo giờ Việt Nam.

Khoảnh khắc đã được ghi lại bởi Đài Quan sát Mặt Trời (SDO) của NASA, là một tàu vũ trụ đang làm nhiệm vụ trên quỹ đạo Mặt Trời.

Quả pháo sáng vũ trụ cực mạnh từ Mặt Trời được Đài Quan sát Mặt Trời (SDO) của NASA ghi lại - Ảnh: SDO/NASA

Theo Spaceweather.com, nhiều tác động đã xảy ra với Trái Đất, trong đó các nhà khai thác vô tuyến ở khu vực châu Phi và Trung Đông có thể gặp phải hiện tượng méo, nhiễu tín hiệu trong tối đa 1 giờ sau cú va chạm của quả pháo.

Pháo sáng từ Mặt Trời là một luồng năng lượng cực mạnh được phóng ra từ ngôi sao mẹ của chúng ta, khi bắn trúng Trái Đất sẽ tương tác với từ quyển, làm nhiễu loạn từ trường và gây ra cái được gọi là "bão địa từ" hay bão Mặt Trời.

Một vụ bắn pháo sáng vũ trụ từ Mặt Trời - Ảnh: SDO/NASA

Một vụ bắn pháo sáng vũ trụ từ Mặt Trời - Ảnh: SDO/NASA

Theo tờ Space, cơ quan dự báo thời tiết không gian của Vương Quốc Anh - Met Offiice - cho rằng có khả năng Mặt Trời sẽ tiếp tục bắn phá Trái Đất vào ngày hôm nay 17-9, trước khi "hung thủ" là vết đen Mặt Trời AR3098 quay ra phía khuất.

Các nhà dự báo thời tiết vũ trụ cho rằng thứ xảy ra hôm nay có thể là một quả cầu lửa gọi là "vụ phóng khối lượng đăng quang" (CME), vốn là khối plasma được tống ra từ vành nhật hoa (tầng cao nhất của bầu khí quyển Mặt Trời). Nó có thể đi kèm với một quả pháo sáng khác.

Như vậy, hệ thống phát thanh, lưới điện, hệ thống định vị, viễn thông... của người Trái Đất có thể bị đe dọa lần nữa vào cuối tuần này. Vài tháng trước, một cơn bão địa từ mạnh thậm chí đã quật trúng hơn 40 vệ tinh đang được phóng lên quỹ đạo và khiến chúng rơi ngược về Trái Đất.

Trước đó, có một CME nhỏ đã được hình thành vào hôm 15-9 nhưng vì tác động nhẹ nên chưa ghi nhận ảnh hưởng cụ thể nào. Một CME lớn như sự kiện dự kiến xảy ra ngày 17-9 có thể khiến bầu trời phương Bắc rực rỡ cực quang.

Nguồn: [Link nguồn]

Sự thật rùng rợn về ”hành tinh quái vật đeo nhẫn”

Vật trang trí đẹp đẽ xung quanh Sao Thổ rất có thể xuất phát từ hành vi "quái vật" của hành tinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN