Chuyên gia hiến kế cách giải bài toán thiếu nhân lực CNTT trong nước

Sự kiện: Công nghệ

Việt Nam đang "khát" các kỹ sư công nghệ có trình độ cao và tay nghề lâu năm.

Tình hình tuyển dụng nhân sự công nghệ đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết, do các tác động từ sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ. Các công ty muốn dùng lực lượng nhân sự lập trình, nghiên cứu dữ liệu, phát triển phần mềm,... để đổi mới công nghệ và giải quyết các vấn đề phức tạp hơn trong quy trình kỹ thuật, sản xuất và vận hành. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam đang "khát" các kỹ sư công nghệ có trình độ cao và tay nghề lâu năm, dẫn tới sự cạnh tranh nhân sự đang diễn ra rất khốc liệt.

Chuyên gia hiến kế cách giải bài toán thiếu nhân lực CNTT trong nước - 1

Theo một báo cáo gần đây, ngành vi mạch ở Việt Nam hiện có khoảng 5.000 kỹ sư. Mỗi năm, những công ty này cần tuyển mới khoảng 150 - 200 kỹ sư. Nhiều công ty lớn, nổi tiếng thế giới như Infineon, Renesas, Marvell, Samsung đang định mở thêm văn phòng, nhà máy ở khu vực phía bắc. Vì vậy, ông Minh dự đoán thời gian tới, mỗi năm các doanh nghiệp cần tuyển mới khoảng 250 - 300 kỹ sư cho ngành thiết kế vi mạch.

Tuy nhiên, theo DxReports, thực tế mỗi năm chỉ có khoảng 30% lực lượng nhân sự công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc. Dự báo giai đoạn 2022 - 2024, Việt Nam vẫn thiếu hụt 150.000 - 195.000 lập trình viên/kỹ sư hằng năm. Đáng chú ý, TopDev cho biết, hiện nay chỉ có 35% trong số 57.000 sinh viên chuyên ngành IT đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, số còn lại phải đào tạo lại, theo.

Cũng theo DxReports, dù có mức lương hấp dẫn dao động trong khoảng 13,8 - 25 triệu và 30 - 50 triệu đồng tùy theo số năm kinh nghiệm, nhưng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của công nghệ và yêu cầu đầu vào từ các doanh nghiệp. Điều này cho thấy chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đúng nhu cầu thị trường là vấn đề cần tìm ra giải pháp khắc phục sớm.

Một trong các giải pháp là tận dụng xu hướng làm việc từ xa, doanh nghiệp nên mở rộng quy mô kinh doanh bằng việc tuyển dụng nhân sự công nghệ trên toàn cầu. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 6/2023, cả nước có hơn 121.200 lao động nước ngoài đang làm việc, và dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng.

Theo ông Job van der Voort - CEO and Co-Founder of Remote (một công ty giải pháp kết nối nhân sự toàn cầu), thay vì chỉ tuyển dụng những người ở địa phương hay trong nước, doanh nghiệp có thể tiếp cận với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ nhiều quốc gia khác nhau. Một khảo sát được thực hiện gần đây bởi Remote, có 36% các quản lý nhân sự hiện đang tìm kiếm nhân viên IT ở thị trường quốc tế, và con số này được dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng.

"Các công ty đang dần tiếp cận với nguồn nhân nước ngoài nhằm mở rộng tăng trưởng ra toàn cầu. Làm việc với những nhân viên bản xứ là một lựa chọn tối ưu, khi họ am hiểu quy trình kinh doanh cũng như các chế độ dành cho nhân viên tại đất nước họ, không gặp phải rào cản ngôn ngữ và có mạng lưới các mối quan hệ chuyên nghiệp", Remote nhận xét.

Ngoài ra, ở một số khu vực, thay đổi nhân khẩu học có thể khiến lực lượng lao động bị già hóa hoặc làm giảm số lượng nhân sự trẻ theo ngành công nghệ. Tuyển dụng quốc tế có thể giải quyết vấn đề này bằng cách tiếp cận đến các tài năng trẻ từ những quốc gia mà ngành công nghệ đang rất phát triển cũng như có nguồn nhân lực dồi dào. Chẳng hạn như ở Ấn Độ (nơi có hơn 4.5 triệu kỹ sư lành nghề) hay Trung Quốc, Brazil. Điều này sẽ tạo ra nguồn cung nhân lực và giúp các tổ chức thích ứng với sự thay đổi về mặt nhân sự.

Một điều vô cùng quan trọng là việc tuyển dụng quốc tế có thể gặp phải một số khó khăn nhất định, như luật di cư, thuế, việc hội nhập văn hóa và hỗ trợ định cư. Trước đó, tại cuộc họp tổng kết ngành lao động - người có công và xã hội 6 tháng đầu năm 2023 do Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tổ chức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức có đề cập đến việc hiện nay rất nhiều doanh nghiệp kêu khó khi làm thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Một số điều kiện quy định cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài hiện nay làm doanh nghiệp mất nhiều thời gian, phát sinh chi phí.

Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề về pháp lý cho nhân sự nước ngoài hay quản lý nhân viên từ xa, các công ty cung cấp dịch vụ Quản trị nhân sự (EOR) là rất cần thiết. Không chỉ trên khía cạnh pháp lý và tài chính, họ còn hỗ trợ quá trình hòa nhập vào công việc và môi trường mới của người lao động quốc tế được diễn ra thuận lợi hơn. Remote là kênh tham khảo cho doanh nghiệp để tuyển dụng và trả lương cho nhân viên tại các quốc gia mà họ không có pháp nhân, đồng thời hỗ trợ quản lý nhân viên song song với doanh nghiệp.

Với các lợi ích kể trên của việc tuyển dụng nhân sự nước ngoài và một đối tác đáng tin cậy về các vấn đề pháp lý và quản trị nhân lực, các tổ chức có thể lấp đầy lỗ hổng nhân sự công nghệ và xây dựng một đội ngũ đa dạng, lành nghề và sáng tạo.

Nguồn: [Link nguồn]

Nguyên nhân 54% các hệ thống CNTT ở ĐNÁ dùng phần mềm xưa cũ, chưa vá lỗi

Gần một nửa các tổ chức ở Đông Nam Á không cập nhật các bản vá của phần mềm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An An ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN