Chuyên gia công nghệ "chỉ mặt" sự bất thường trong vụ web bán vé của VFF “sập toàn tập”

Sự kiện: Internet Công nghệ

Liên quan đến chuyện website bán vé online của VFF “sập toàn tập” chỉ sau vài phút mở bán sáng ngày 28/11, chuyên gia Nguyễn Thế Hùng, CEO Công ty Cổ phần Phát triển nguồn mở Việt Nam cho rằng có sự bất thường.

Chuyên gia công nghệ "chỉ mặt" sự bất thường trong vụ web bán vé của VFF “sập toàn tập” - 1

Hệ thống đặt vé online của VFF tê liệt vào sáng ngày 28/11.

Sáng nay, mạng xã hội Facebook hỗn loạn lời ca thán và chửi bới vụ bán vé online của VFF do website bán vé online “sập”, tê liệt ngay sau khi mở bán vé trận Việt Nam vs Philipines ngày 6/12 tới đây.

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Thế Hùng, CEO Công ty Cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam cho rằng bất kỳ ai làm web cũng biết ngay vấn đề của hệ thống này chính là cân bằng tải.

Nếu muốn hệ thống không tê liệt, phải thực hiện các nguyên tắc nhằm đảm bảo chia tải/cân bằng tải (thậm chí là cân bằng về cung và cầu).

Theo đó, đầu tiên là không mở bán vào giờ cao điểm. Trừ mục đích đảm bảo doanh số hoặc mục đích marketing, còn với dạng bán hàng “nóng” như vé bóng đá thế này thì không dại gì mở bán vào giờ cao điểm để chắc chắn hệ thống sẽ sập.

Thứ hai là liên quan đến công nghệ đảm bảo cân bằng tải. Việc này bây giờ không hề khó.

Việc thứ ba liên quan đến quy trình xử lý. Ví dụ: chỉ bán cho những người có thanh toán online, bán theo giai đoạn, bán theo lô, bán theo kiểu đấu giá...

“Tóm lại có nhiều cách để cân bằng tải, bản chất là cân bằng giữa cung và cầu. Điều này nếu đã làm là phải tính, trừ khi anh cố tình cho sập "theo kịch bản"”, chuyên gia Nguyễn Thế Hùng nói.

Chuyên gia công nghệ "chỉ mặt" sự bất thường trong vụ web bán vé của VFF “sập toàn tập” - 2

Nhiều người  F5 liên tục cũng không thể truy cập.

Phân tích thêm, chuyên gia Nguyễn Thế Hùng cho rằng khi bóng đá đang “hot” như hiện nay thì bán vé bóng đá là một món hời lớn về marketing. Cho nên chắc chắn rất nhiều đơn vị nhận làm, thậm chí làm miễn phí.

“Thực tế có nhiều công ty bán vé chuyên nghiệp, hệ thống bán rất tốt, có thể đáp ứng nhu cầu này dễ dàng. VFF nếu muốn có thể thuê là xong”, ông Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh.

Liên quan đến câu chuyện công nghệ hiện nay có thể giải quyết “nhanh gọn” việc bán vé online, đồng quan điểm với chuyên gia Nguyễn Thế Hùng, trao đổi với ICTnews gần đây, ông Bùi Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ vận tải hành khách FPT nhận định đây là một câu chuyện điển hình gần giống như việc mua vé tàu hỏa vào dịp cao điểm Tết Nguyên đán. Về mặt thiết kế, các hệ thống CNTT hiện có đủ năng lực để giải quyết bài toán này.

Trong khi đó, ông Tạ Quang Thái, sáng lập viên Rada khẳng định hình thức bán vé online đang được áp dụng cho rất nhiều sự kiện lớn nhằm giảm tải cho việc mua vé xếp hàng theo kiểu offline. Vấn đề quan trọng nhất là ý chí của người đứng đầu có muốn hay không.

Chính vì thế, câu chuyện web bán vé của VFF sớm "sập toàn tập" ngay từ 10h sáng ngày 28/11 khiến cho rất nhiều người hâm mộ và các chuyên gia công nghệ đặt nghi vấn về sự bất thường. Đương nhiên, nếu VFF không công khai dữ liệu mua bán vé, thì... chỉ có VFF mới biết con số 25.000 vé trên lý thuyết ấy có bao nhiêu % được bán ra trong thực tế.

Trang web bán vé của VFF sập sau 1 phút mở bán, fan đội tuyển Việt Nam phẫn nộ

Nhiều người đã canh từ rất sớm, truy cập vào địa chỉ bán vé của VFF đúng giờ nhưng không mua được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Đức ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN