Chòm sao Kim Ngưu bắn ra “quả bom thây ma” khổng lồ

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Khi quan sát cụm sao Hyades trong chòm sao Kim Ngưu, các nhà khoa học phát hiện một hiện tượng đậm chất Halloween: Một "thây ma" lao đi với tốc độ 10 km/giây.

"Thây ma" nói trên là một sao lùn trắng, dạng "chết một nửa" của các ngôi sao trong vũ trụ. Chúng nhỏ bé nhưng khối lượng cao và có từ trường mạnh, một ngày nào đó sẽ bùng nổ dữ dội thành siêu tân tinh.

Sao lùn trắng vừa được phát hiện đặc biệt thú vị bởi hành vi giống như đang chạy trốn nhanh chóng khỏi cụm Hyades với tốc độ kinh hoàng 10 km/giây.

Cụm sao bí ẩn Hyades - Ảnh: NASA/ESA/STScI

Cụm sao bí ẩn Hyades - Ảnh: NASA/ESA/STScI

Cụm sao Hyades là cụm sao mở gần hệ Mặt Trời nhất, cách Trái Đất chỉ 153 km nên thuận tiện cho các quan sát. Cụm sao này chứa hàng trăm ngôi sao được hình thành cùng thời gian - khoảng 625 triệu năm trước - và từ cùng một đám mây khí bụi.

Tuy nhiên, điều khiến Hyades gây chú ý nhất là nó chỉ sở hữu một vài sao lùn trắng ở lõi. Một cụm sao đáng lẽ chứa rất nhiều "thây ma" như thế, vì các ngôi sao sẽ phải chết đi.

Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS David Miller từ Đại học British Columbia (Canada), "thây ma chạy trốn" họ vừa tìm thấy có thể là câu trả lời.

Nó đã được xác định giữa bộ dữ liệu khổng lồ của tàu vũ trụ Gaia của châu Âu, một vệ tinh có nhiệm vụ lập bản đồ thiên hà Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta.

Không chỉ một, mà tới 3 sao lùn trắng "bỏ chạy" khỏi Hyades đã được phát hiện, bao gồm ngôi sao siêu nhanh nói trên, mang số hiệu Gaia EDR3 560883558756079616, cũng là cái lớn nhất trong cả ba.

Dù đã là một ngôi sao chết và mất đi một phần khối lượng, thu nhỏ lại, nó vẫn nặng gấp 1,3 lần Mặt Trời.

"Thật thú vị khi một sao lùn trắng khối lượng lớn như vậy được xác định là sinh ra trong Hyades. Hyades không đặc biệt giàu sao cũng như không nằm trong một vùng đặc biệt dày đặc của thiên hà" - TS Miller nói.

Các ngôi sao bỏ trốn bao gồm "quái vật" Gaia EDR3 560883558756079616 cho thấy có khả năng việc cụm Hyades thiếu văn sao lùn trắng là do các ngôi sao chết khác cũng đã bỏ trốn tương tự.

Thứ gì bắn chúng đi xa và nhanh như thế khỏi cụm Hyades của chòm Kim Ngưu vẫn còn là một bí ẩn, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng nguyên nhân lớn chính là cả cụm sao này bị ràng buộc rất lỏng lẻo.

Cú bắn đi bí ẩn này cũng có thể liên quan đến sự tương tác với một cụm sao khác gần đó, hoặc liên quan đến các đám mây khí khổng lồ di chuyển giữa các cụm.

Nhưng dù cách nào đi nữa, "thây ma" cho chúng ta thấy trước một trong những kịch bản tương lai về chính thế giới của chúng ta. Mặt Trời dự kiến cạn năng lượng trong 5 tỉ năm tới, bùng thành sao khổng lồ đỏ "nuốt" luôn 3 hành tinh ở gần bao gồm địa cầu, sau đó sụp đổ thành sao lùn trắng.

Nguồn: [Link nguồn]

NASA nghi ngờ hành tinh lùn gần Sao Hỏa có sự sống

Nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng John Hopkins, NASA (Mỹ) và Viện Vật lý Thiên văn Andalusia (Tây Ban Nha) vừa đánh giá lại khả năng chứa đựng sự sống của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN