Chơi game để kiếm tiền: NFT là thị hiếu nhất thời hay xu hướng của tương lai?

Sự kiện: Tiền điện tử

NFT hiện đang dần được thử nghiệm trong ngành game, với những game như Axie Infinity hay vật phẩm NFT của các game lớn hơn. Nhưng nó liệu có được người chơi ủng hộ?

Chơi game để kiếm tiền: NFT là thị hiếu nhất thời hay xu hướng của tương lai? - 1

Vào năm 2017, EA - một trong những công ty sản xuất và phát hành game lớn nhất thế giới - đã phải hứng chịu chỉ trích nặng nề do bắt người chơi Star Wars Battlefront II mua nhân vật bằng tiền thật nếu không muốn tốn quá nhiều thời gian để mở khóa nhân vật đó. Vụ bê bối này trở nên lớn đến mức thu hút sự chú ý giới quản lý tại một số nước châu Âu, dẫn đến việc chính phủ Bỉ chính thức cấm mô hình kinh doanh này trong khi chính phủ Anh, Hà Lan và Đức tăng cường quản lý vật phẩm trong game.

Đến thời điểm hiện tại, một nỗi lo ngại nữa đã lại nảy sinh - sự hiện diện của công nghệ blockchain, tiền mã hóa và NFT (token không thể thay thế) trong một số game nhất định.

Ngày 7/12 vừa qua, nhà phát triển và phát hành game Ubisoft, nổi tiếng với những sản phẩm như Assassin’s Creed, Far Cry và Ghost Recon, đã công bố một sáng kiến NFT mang tên Ubisoft Quartz. Theo sáng kiến này, người chơi Ghost Recon: Breakpoint có thể mua, trao đổi và giao dịch các vật phẩm trong game như trang phục và vũ khí dưới dạng NFT thông qua tiền mã hóa Tezos. 

Một số vật phẩm trong Ghost Recon: Breakpoint theo sáng kiến Ubisoft Quartz. 

Một số vật phẩm trong Ghost Recon: Breakpoint theo sáng kiến Ubisoft Quartz. 

Bên cạnh Ubisoft, vào ngày 15/12, studio GSC Game World cũng đã công bố một tính năng NFT trong game S.T.A.L.K.E.R 2. Tính năng này cho phép người chơi tạo ra một nhân vật độc nhất mang tên “metahuman” dưới dạng NFT, nhân vật này thậm chí có thể mang gương mặt của người chơi thông qua việc sử dụng công nghệ quét khuôn mặt. GSC Game World cũng cho biết các vật phẩm này không hề ảnh hưởng đến phần chơi chính của game và hoàn toàn là tự nguyện. 

Ở quy mô nhỏ hơn, những game như Axie Infinity do studio Sky Mavis tại Việt Nam phát triển cho phép người chơi thu thập, nuôi dưỡng, lai tạo, trao đổi và sử dụng những sinh vật ảo dưới dạng NFT để chiến đấu. Axie Infinity cũng cho phép người chơi “chơi để kiếm tiền” bằng cách nhận token dưới dạng tiền mã hóa dựa trên Ethereum và được giao dịch trên Binance.

Chơi để kiếm tiền và hành trình trở thành kỳ lân công nghệ của 9x Việt

Việc một số nhà phát triển game cả lớn và nhỏ bắt đầu thử nghiệm sản phẩm NFT có thể là dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp game đang sẵn sàng tham gia vào thế giới blockchain và tìm cách ứng dụng công nghệ này vào game trong tương lai.

Tuy nhiên, một số nhân vật cấp cao trong ngành lại không nghĩ vậy. Phil Spencer, phó chủ tịch điều hành bộ phận game tại Microsoft và người đứng đầu thương hiệu Xbox, cho rằng việc ứng dụng NFT trong game hiện nay nghiêng về phía khai thác và lợi dụng người chơi hơn là tăng cường khả năng giải trí cho game. Quan điểm này cũng được nhà sản xuất Giải thưởng Game hàng năm (VGA) Geoff Keighley chia sẻ.

Đa số người chơi game thì quyết liệt phản đối việc NFT được đưa vào game trong 2 trường hợp của Ubisoft và S.T.A.L.K.E.R 2. GSC Game World đã phải ra thông báo hủy bỏ toàn bộ các tính năng NFT chỉ 2 ngày sau tuyên bố ban đầu. Trong khi đó, số vật phẩm NFT mà Ubisoft đã bán được mới chỉ là 15 vật phẩm, tạo ra doanh thu chưa tới 400 USD. 

Phản ứng này cũng có thể coi là dễ hiểu nếu chúng ta nắm bắt được xu hướng của ngành công nghiệp game trong những năm gần đây. Từ giữa những năm 2010, hòm quay thưởng (loot box) ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong các game tầm cao cả miễn phí và có phí. Những dòng game lớn như Call of Duty, Assassin’s Creed, Counter Strike, Overwatch hay FIFA đều ít nhiều sử dụng hình thức hòm quay thưởng ngẫu nhiên để có được doanh thu lớn hơn. 

Các loại hòm quay thưởng trong Genshin Impact. 

Các loại hòm quay thưởng trong Genshin Impact. 

Đó là chưa kể các tựa game sử dụng mô hình “game dạng dịch vụ” (GaaS) liên tục được cập nhật để thu hút người chơi quay thưởng, mô hình “thanh toán giá trị thấp” (MTX),  hay các game gacha chủ yếu từ Nhật Bản và Trung Quốc - với mô hình chơi miễn phí nhưng mạnh tay khuyến khích người chơi nạp tiền thật để có được nhân vật và vật phẩm tốt hơn. Một tựa game điển hình cho mô hình gacha là Genshin Impact của miHoYo (Trung Quốc), với hơn 2 tỷ USD doanh thu ròng chỉ sau 1 năm phát hành.

Tương lai của NFT và blockchain trong ngành công nghiệp game hiện vẫn chưa được định rõ, bởi các nhà phát triển game vẫn đang mày mò nghiên cứu và thử nghiệm tích hợp những công nghệ vô cùng mới mẻ này vào trong sản phẩm của mình. Tuy nhiên, điều rõ ràng ở đây là phần lớn khách hàng của họ - những người chơi game - không hề thích thú gì với xu hướng này.

Chơi để kiếm tiền và hành trình trở thành kỳ lân công nghệ của 9x Việt

Nghiện chơi game từ bé, từng ghét công nghệ blockchain, Nguyễn Thành Trung - người sáng lập game Axie Infinity đã trở thành hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Lê Tùng Phong ([Tên nguồn])
Tiền điện tử Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN