“Chim sớm”, hệ thống giúp Facebook triệt hạ các đối thủ ngay từ trứng nước

Trong giới công nghệ ngày nay, ngày càng khó để một startup tiến bước với tốc độ đủ nhanh để thoát khỏi cảnh bị các “ông lớn” như Faceboo hủy diệt hoặc thâu tóm.

“Chim sớm”, hệ thống giúp Facebook triệt hạ các đối thủ ngay từ trứng nước - 1

Ảnh minh họa

Tốc độ chính là thượng tôn đối với các startup công nghệ, đặc biệt trong bối cảnh Silicon Valley đang bị thống trị bởi vài gã khổng lồ quen thuộc. Dù bất kỳ ai cũng có thể khởi nghiệp, rất khó để họ tăng trưởng đủ nhanh và đủ mạnh nhằm thoát khỏi bàn tay của các “ông lớn”. Houseparty, ứng dụng video hot trên di động, đang nếm trải điều này rõ hơn ai hết.

Họ đang bị đặt trong tầm ngắm của “chim sớm”, hệ thống cảnh báo cho phép Facebook xác định được các nguy cơ tiềm tàng đối với nền tảng của mình. Theo nguồn tin của Thời báo Phố Wall, mùa thu này, mạng xã hội dự định ra ứng dụng tương tự Houseparty, có tên nội bộ là Bonfire. Cả hai đều tập trung vào tính năng live video nhóm.

Năm 2016, Facebook từng “gõ cửa” Houseparty để thảo luận về việc mua lại. 2 tháng sau khi ứng dụng tự giới thiệu là “phòng khách Internet”, Messenger cũng nói sẽ trở thành “phòng khách ảo”.

Túi tiền không đáy của các công ty như Facebook, Alphabet, Apple và Amazon khiến startup ngày càng khó cạnh tranh và hoạt động độc lập hơn. 4 công ty này có giá trị vốn hóa thị trường gần 2,5 nghìn tỷ USD, tương đương GDP hàng năm của Pháp. Họ thực hiện nhiều thương vụ gây chấn động giới công nghệ, chẳng hạn Facebook mua Instagram năm 2012 với giá 1 tỷ USD, mua phần mềm chat WhatsApp năm 2014 với giá 22 tỷ USD; Google mua Waze - đối thủ của Google Maps - năm 2013; Amazon năm 2010 mua Quidsi, công ty bán lẻ trực tuyến đứng sau diapers.com và các website khác sau những nỗ lực sao chép không thành công.

Gần đây, họ chuyển hướng bắt chước đối thủ nhỏ hơn một cách ráo riết. Tháng 7/2016, một tuần sau khi Blue Apron Holdings lên sàn chứng khoán, công ty con của Amazon nộp đơn xin cấp bản quyền dịch vụ giao đồ ăn với câu khẩu hiệu tương tự Blue Apron. Cả Google và Facebook đều “học tập” tính năng trên Snapchat của Snap.

Tại cuộc họp nhân viên mùa hè năm ngoái, CEO Mark Zuckerberg của Facebook được cho là khuyên nhân viên không nên đặt lòng tự tôn vào phục vụ người dùng, một cách hiểu khác của việc “không nên ngại ngùng khi sao chép đối thủ”. Các lãnh đạo Facebook cũng từng công khai nói rằng chuyện phát triển dựa trên công nghệ tiên phong của người khác là bình thường.

Các nhà quản lý, chính trị gia, học giả không ngừng chất vấn về việc những hãng công nghệ lớn lợi dụng sức mạnh của mình. Tháng 6/2017, cơ quan chống độc quyền EU phạt Google 2,71 tỷ USD vì ưu tiên dịch vụ so sánh giá của mình hơn đối thủ. Google không đồng tình với án phạt và sẽ kháng cáo.

Quay lại trường hợp của Houseparty, đây là một trong các startup đầu tiên đi theo hướng chat video, cho phép nhóm nhỏ bạn bè tham gia vào cuộc trò chuyện video như thể họ đang ngồi cùng phòng với nhau. Khách hàng mục tiêu của họ là những thanh thiếu niên thích Snapchat mà không phải Facebook. Dù được đánh giá thú vị, Houseparty khó đột phá vào thế thống trị của Facebook, Google và Apple. Theo Verto Analytics, người dùng smartphone trung bình cài 89 ứng dụng trên một thiết bị nhưng chỉ dùng 7 hoặc 8 ứng dụng mỗi ngày. Facebook, Apple và Google cùng nhau chiếm khoảng 60% thời gian và 80% đô-la quảng cáo chi trên di động.

Tháng 5/2016, Houseparty là ứng dụng mạng xã hội hàng đầu trên iPhone, theo hãng nghiên cứu ứng dụng Sensor Tower. Số lượt tải tăng từ 10.000 lên 100.000 một ngày, khiến cho máy chủ bị quá tải trong vài giờ và hoạt động chập chờn trong suốt tháng tiếp theo, cho đến khi cả nhóm đứng sau quyết định cần cải tiến lớn.

Khi ở vào tình thế hiểm nghèo nhất, Fidji Simo, người phụ trách dự án video của Facebook, đã liên hệ với Ben Rubin, một trong các nhà sáng lập Houseparty. Nó được xem là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Facebook đang để mắt đến startup.

Theo các nhân viên hiện tại và từng làm tại Facebook, Zuckerberg rất nhạy cảm trước bất kỳ điều gì có thể cản trở Facebook. Vài người tiết lộ mạng xã hội sử dụng cơ sở dữ liệu nội bộ để theo sát đối thủ, bao gồm cả những startup non trẻ. Cơ sở dữ liệu này dựa trên vụ mua bán startup Onavo năm 2013 của Facebook. Ứng dụng cung cấp cái nhìn chi tiết một cách bất thường về những gì người dùng đang làm trên điện thoại. Chính nó góp phần quan trọng vào quyết định thôn tính WhatsApp và chiến lược live video. Facebook dùng Onavo để phát triển công cụ “chim sớm”, cảnh báo về các dịch vụ nhiều hứa hẹn.

Dù vậy, sau nhiều nỗ lực qua lại, chuyện mua bán giữa Facebook và Houseparty không thành.

Startup đang có hơn 1 triệu người dùng hàng tháng, so với hơn 2 tỷ của Facebook. Houseparty nhỏ bé hơn nhưng vẫn quyết tâm đánh bại Bonfire, một phần vì các ứng dụng độc lập của mạng xã hội lớn nhất thế giới có truyền thống không thành công. Song, Josh Elman, cựu quản lý sản phẩm Facebook và hiện là nhà đầu tư của Houseparty, lo lắng nếu Facebook tìm ra cách đưa sức mạnh của Houseparty vào sản phẩm mà mọi người đang dùng khoảng 10 lần/ngày, đây mới là thứ đáng sợ nhất.

Những tính năng thú vị của Facebook mà ít người biết đến

Để gia tăng tiện ích cho người sử dụng, Facebook đã đưa ra nhiều tính năng độc đáo. Nếu nắm hết được những tính...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Du Lam ([Tên nguồn])
Mạng xã hội Facebook Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN